BÁO CHĂM HỌC - TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ

Mời các em học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 tham dự Ngày hội

TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI LẦN THỨ 20 - NĂM HỌC 2021-2022

NGÀY HỘI DÀNH CHO AI?

Tất cả học sinh tiểu học khối 2, 3, 4, 5 – là độc giả của Báo Chăm Học trên toàn quốc.

SẼ DỰ THI NHỮNG MÔN GÌ?

Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội (khối 2,3), Lịch sử - Địa lý (khối 4,5) và Kỹ năng sống.

HÌNH THỨC THI RA SAO?

Sẽ có hai chặng thi:

CHẶNG THỨ NHẤT:

VÒNG SƠ KHẢO TRÊN BÁO CHĂM HỌC

● Nội dung thi:

Đề thi TNNT lần thứ 20 sẽ gồm 03 môn thi: Toán, Tiếng Việt, TNXH (khối 2,3) và Lịch sử - Địa lý (khối 4,5). Kỹ năng sống cũng sẽ trở thành một nội dung thi mới tại Vòng Chung kết, và sẽ được BTC thực hiện các chuyên trang cung cấp kiến thức về Kỹ năng sống để dành tặng độc giả của Báo Chăm Học.

● Thời gian:

- Bắt đầu từ tháng 11/2021, kết thúc vào tháng 3/2022.

- Danh sách thí sinh xuất sắc vượt qua Chặng thứ nhất (thi trên báo), góp mặt đua tài tại Ngày hội Chung kết toàn quốc sẽ được gửi về trường hoặc theo địa chỉ nhà riêng vào đầu tháng 4/2022.

● Hình thức thi:

- Đề thi TNNT lần thứ 20 sẽ gồm 03 bộ đề thi.

- Học sinh các khối lớp cần dự thi đầy đủ cả 3 môn thi theo 03 Bộ Đề thi TNNT lần thứ 20.

- Các thí sinh có thể lựa chọn việc sở hữu 03 Bộ đề thi TNNT lần thứ 20 theo hai hình thức như sau:

HÌNH THỨC SỐ 1 - TRÊN HỆ THỐNG BÁO IN

03 Bộ đề thi TNNT lần thứ 20 sẽ được đăng tải lần lượt trên 15 số báo Chăm Học, bắt đầu từ Chăm Học số 40, ra ngày 2-11-2021 tới Chăm Học số 9, ra ngày 1-3-2022. Các em có thể đăng ký mua trọn Bộ đề thi TNNT lần thứ 20 trên 15 số báo Chăm Học theo Bưu điện hoặc hệ thống phát hành của Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

HÌNH THỨC SỐ 2 - TRÊN HỆ THỐNG ONLINE

03 Bộ đề thi TNNT lần thứ 20 sẽ có mặt trong Bộ ấn phẩm online của báo Chăm Học, được phát hành song song cùng ấn phẩm báo in, bắt đầu từ Chăm Học số 40, ra ngày 2-11-2021 tới Chăm Học số 9, ra ngày 1-3-2022.

Để sở hữu trọn Bộ ấn phẩm online có đăng 03 bộ đề thi TNNT lần thứ 20 này, các em hãy truy cập theo đường link: https://bit.ly/3p4NZMM.

Hướng dẫn cụ thể về cách thức sở hữu Bộ ấn phẩm online của báo Chăm Học có Thể lệ và Đề thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi lần thứ 20, năm học 2021-2022 sẽ được đăng trên trang 8 của số báo này cũng như tại Fanpage Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng. Mời các em chú ý theo dõi.

Như vậy, các thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức nêu trên để sở hữu đầy đủ 03 bộ Đề thi TNNT lần thứ 20 cho mỗi khối lớp theo yêu cầu của BTC.

Lưu ý:

- Phần dự thi của CHẶNG THỨ NHẤT chỉ được coi là hợp lệ khi mỗi em có đầy đủ bài dự thi của 03 bộ Đề thi cả 3 môn Toán, Tiếng Việt, TNXH (khối 2,3) và Lịch sử - Địa lý (khối 4,5).

- Với các thí sinh tham gia thi theo hình thức số 1 cần lưu ý: cho toàn bộ bài dự thi của mình vào chung một phong bì, đính kèm ô phiếu dự thi cắt ra từ Báo Chăm Học (có in kèm với từng đề thi). Không sử dụng ô phiếu photocopy.

- Với các thí sinh tham gia thi theo hình thức thứ 2 cần lưu ý: cho toàn bộ bài dự thi của mình vào chung một phong bì, ghi kèm mã số thí sinh được BTC cấp khi sở hữu các bộ đề thi theo hình thức online.

● Bài dự thi gửi về địa chỉ:

Tham dự Trạng Nguyên nhỏ tuổi năm học 2021-2022

Báo Chăm Học, số 12 Hồ Xuân Hương, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Hạn cuối gửi bài: 15/3/2022

- Những thí sinh thực hiện đầy đủ 03 bộ Đề thi cả 3 môn Toán, Tiếng Việt, TNXH (khối 2,3) và Lịch sử - Địa lý (khối 4,5) và giành số điểm cao nhất sẽ trở thành những thí sinh chính thức tham dự Ngày hội Chung kết TNNT lần thứ 20, diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) vào tháng 4/2022.

- Giấy mời dự thi sẽ được gửi về tận trường cho các em.

CHẶNG THỨ HAI:

NGÀY HỘI CHUNG KẾT TOÀN QUỐC

● Đối tượng: Các học sinh xuất sắc toàn quốc được lựa chọn sau khi tham dự CHẶNG THỨ NHẤT trên báo Chăm Học.

● Thời gian: Dự kiến cuối tháng 4/2022.

● Địa điểm: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

● Hình thức:

Vòng 1: Phần thi kiến thức giành giải Trạng Nguyên cá nhân

Các thí sinh sẽ tham gia phần thi viết với hình thức trắc nghiệm và tự luận 3 môn: Toán, Tiếng Việt, TNXH (khối 2,3), Lịch sử - Địa lý (khối 4,5).

Vòng 2: Phần thi Kỹ năng sống giành giải Trạng Nguyên đồng đội.

- Nội dung thi: Các thí sinh sẽ được chia làm 3 đội để tham gia phần thi Kỹ năng sống (mỗi đội gồm các thí sinh khối 2,3,4,5). Nội dung của phần thi Kỹ năng sống xoay quanh những kiến thức đã được BTC đăng tải trong Chuyên trang Kỹ năng sống tặng bạn đọc tại 03 bộ đề thi TNNT lần thứ 20, từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022.

- Hình thức thi: BTC sẽ đưa ra 10 câu hỏi, các đội chọn phương án đúng bằng hình thức giơ bảng. BGK sẽ tính điểm dựa trên đáp án đúng của từng đội. Đội nào có tổng điểm cao nhất sẽ giành được danh hiệu Trạng Nguyên đồng đội, và lần lượt là Bảng Nhãn đồng đội, Thám Hoa đồng đội ở những tổng điểm thấp hơn.

● Cơ cấu giải thưởng:

* Giải Trạng Nguyên cá nhân:

- 12 giải Trạng Nguyên (TN nhỏ tuổi, TN Toán học, TN Tiếng Việt)

* Giải Trạng Nguyên đồng đội:

- 1 giải Trạng Nguyên đồng đội

- 1 giải Bảng Nhãn đồng đội

- 1 giải Thám Hoa đồng đội

● Lễ tổng kết và trao thưởng:

- Được tổ chức ngay trong Ngày hội Chung kết.

- Giải Trạng Nguyên cá nhân: Được BTC trao áo, mũ Trạng Nguyên, bằng khen và các phần thưởng có giá trị khác.

- Giải Trạng Nguyên đồng đội: Được BTC trao mũ Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa và các phần thưởng có giá trị khác.

BAN TỔ CHỨC VÀ HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN

● Trưởng Ban Tổ chức:

- Nhà báo Nguyễn Phan Khuê - Tổng Biên tập Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

● Phó trưởng Ban Tổ chức:

- Ông Phạm Trung Kiên - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà.

- Nhà báo Phan Việt Hùng - Phó Tổng biên tập Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

- Nhà báo Đỗ Thị Thanh Bình - Phó Tổng biên tập Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

* Các Ủy viên Ban Tổ chức:

- Nhà báo Nguyễn Ngọc Lan - Ủy viên Ban Biên tập Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

- Nhà báo Đặng Hải Đăng - Ủy viên Ban Biên tập Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

- Nhà báo Lê Ngọc Hà - Phó trưởng ban biên tập các ấn phẩm Nhi đồng, Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

● Hội đồng chuyên môn:

- Tiến sĩ Bùi Việt Hùng - Chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GDĐT.

- Tiến sĩ Xuân Thị Nguyệt Hà - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GDĐT.

- Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Yến - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GDĐT.

- Tiến sĩ Hoàng Thị Kim Huệ - Trưởng bộ môn Quản lý nhà trường, Khoa Quản lý Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Thạc sĩ Đỗ Hồng Thúy - Nguyên Giảng viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

BAN TỔ CHỨC NGÀY HỘI

BÁO CHĂM HỌC - TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ

Mời các em tham dự:

NGÀY HỘI VIẾT CHỮ ĐẸP TOÀN QUỐC NĂM HỌC 2021 - 2022

Nét chữ - Nết người

1 - ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:

Tất cả các em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 trên toàn quốc có khả năng viết chữ đẹp, sạch sẽ đều có thể tham gia ngày hội.

2 - HÌNH THỨC THAM DỰ

Các em học sinh tham gia Ngày hội Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc năm học 2021 - 2022 sẽ trải qua 2 chặng thi.

CHẶNG THỨ NHẤT:

VÒNG SƠ KHẢO TRÊN BÁO CHĂM HỌC

● Thời gian:

- Bắt đầu từ tháng 11/2021, kết thúc vào tháng 3/2022

- Danh sách thí sinh xuất sắc vượt qua Chặng thứ nhất (thi trên báo), góp mặt đua tài tại Ngày hội Chung kết toàn quốc sẽ được gửi về trường hoặc theo địa chỉ nhà riêng vào tháng 4/2022.

● Hình thức thi:

- Bộ đề thi Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc, năm học 2021 - 2022 sẽ gồm 14 đề thi.

- Học sinh các khối lớp cần thực hiện đầy đủ 14 đề thi.

- Các thí sinh có thể lựa chọn việc sở hữu 14 đề thi Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc, năm học 2021 - 2022 theo hai hình thức như sau:

HÌNH THỨC SỐ 1

TRÊN HỆ THỐNG BÁO IN

Thể lệ và 14 đề Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc, năm học 2021 - 2022 sẽ được đăng tải lần lượt trên 15 số báo Chăm Học, bắt đầu từ Chăm Học số 40, ra ngày 2-11-2021 tới Chăm Học số 9, ra ngày 1-3-2022. Các em có thể đăng ký mua trọn Bộ đề thi Viết chữ đẹp trên 15 số báo Chăm Học theo Bưu điện hoặc hệ thống phát hành của Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

HÌNH THỨC SỐ 2

TRÊN HỆ THỐNG ONLINE

Thể lệ và 14 đề Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc, năm học 2021 - 2022 sẽ có mặt trong Bộ ấn phẩm online của báo Chăm Học, được phát hành song song cùng ấn phẩm báo in, bắt đầu từ Chăm Học số 40, ra ngày 2-11-2021 tới Chăm Học số 9, ra ngày 1-3-2022.

Để sở hữu trọn Bộ ấn phẩm online có đăng Thể lệ và 14 đề Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc, năm học 2021 - 2022 này, các em hãy truy cập theo đường link: https://bit.ly/3p4NZMM.

Hướng dẫn cụ thể về cách thức sở hữu Bộ ấn phẩm online của báo Chăm Học có Thể lệ và Đề thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi lần thứ 20, năm học 2021-2022 sẽ được đăng trên trang 8 của số báo này cũng như tại Fanpage Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng. Mời các em chú ý theo dõi.

Như vậy, các thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức nêu trên để sở hữu đầy đủ Thể lệ và 14 đề thi Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc, năm học 2021 - 2022 cho mỗi khối lớp theo yêu cầu của BTC.

Lưu ý:

- Quy cách bài dự thi

+ Bài dự thi được viết một mặt trên giấy kẻ ô-li (loại 4 li to theo quy định ở vở tập viết trong nhà trường). Chữ viết dựa vào bộ mẫu chữ viết trong trường tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành. Học sinh tự chọn kiểu chữ (viết đứng hoặc viết nghiêng) để thực hiện bài làm của mình.

+ Để đổi mới yêu cầu theo hướng đánh giá “năng lực, phẩm chất” học sinh theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài việc “Chép và trình bày”, các học sinh tham dự Vòng sơ khảo sẽ có thêm yêu cầu viết một đoạn cảm nhận gắn với nội dung đoạn viết và mức độ phù hợp với học sinh từng khối lớp.

+ Phần dự thi của CHẶNG THỨ NHẤT chỉ được coi là hợp lệ khi mỗi em có đầy đủ bài dự thi của 14 đề thi Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc, năm học 2021 - 2022.

+ Với các thí sinh tham gia thi theo hình thức số 1 cần lưu ý: cho toàn bộ bài dự thi của mình vào chung một phong bì, đính kèm ô phiếu dự thi cắt ra từ Báo Chăm Học (có in kèm với từng đề thi). Không sử dụng ô phiếu photocopy.

+ Với các thí sinh tham gia thi theo hình thức số 2 cần lưu ý: cho toàn bộ bài dự thi của mình vào chung một phong bì, ghi kèm mã số thí sinh được BTC cấp khi sở hữu các bộ đề thi theo hình thức online.

● Bài dự thi gửi về địa chỉ:

Tham dự Ngày hội Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” năm học 2021-2022.

Báo Chăm Học, số 12 Hồ Xuân Hương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

- Hạn cuối gửi bài: 15/3/2022

- Giấy mời dự thi sẽ được gửi về tận trường cho các em.

CHẶNG THỨ HAI:

NGÀY HỘI CHUNG KẾT TOÀN QUỐC

● Đối tượng: Các học sinh xuất sắc trong Chặng thi thứ nhất được mời về dự Ngày hội Chung kết tại chỗ để chọn những “bàn tay hoa” xứng đáng được vinh danh tại lễ trao thưởng.

● Thời gian: Dự kiến cuối tháng 4/2022.

● Địa điểm: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

● Hình thức: Học sinh tự chọn kiểu chữ (viết đứng hoặc viết nghiêng) để chép và trình bày một văn bản.

● Văn phòng phẩm sử dụng tại Ngày hội: Bút máy Nét Hoa Hồng Hà mã số 2256 và giấy Hồng Hà (tương đương với vở mã số 0509).

● Lễ tổng kết và trao thưởng:

Được tổ chức ngay trong Ngày hội Chung kết.

1. Cơ cấu giải thưởng:

- 4 giải Nhất

- 12 giải Nhì

- 16 giải Ba

- Còn lại là giải Khuyến Khích.

2. Lễ tổng kết và trao thưởng:

Được tổ chức ngay trong Ngày hội Chung kết.

- Giải Nhất: BTC trao mũ, bằng khen và nhiều phần thưởng có giá trị khác.

- Giải Nhì: BTC trao bằng khen và nhiều phần thưởng có giá trị khác.

- Giải Ba: BTC trao bằng khen và nhiều phần thưởng có giá trị khác.

- Giải KK: BTC trao bằng khen và nhiều phần thưởng có giá trị khác.

3. BAN TỔ CHỨC VÀ HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN

● Trưởng Ban Tổ chức:

- Nhà báo Nguyễn Phan Khuê - Tổng Biên tập Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

● Phó trưởng Ban Tổ chức:

- Ông Phạm Trung Kiên - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà.

- Nhà báo Phan Việt Hùng - Phó Tổng biên tập Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

- Nhà báo Đỗ Thị Thanh Bình - Phó Tổng biên tập Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

* Các Ủy viên Ban Tổ chức:

- Nhà báo Nguyễn Ngọc Lan - Ủy viên Ban Biên tập Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

- Nhà báo Đặng Hải Đăng - Ủy viên Ban Biên tập Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

- Nhà báo Lê Ngọc Hà - Phó Trưởng Ban biên tập các ấn phẩm Nhi đồng, Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng.

● Hội đồng chuyên môn:

- Thạc sĩ Trần Mạnh Hưởng - Nguyên Chuyên viên Vụ Tiểu học, Bộ GDĐT.

- Các nhà sư phạm có uy tín và trình độ chuyên môn cao.

“Thi tài hoa tay "Nét chữ - Nết người", Tỏa sáng nụ cười "Trạng nguyên nhỏ tuổi"
Đăng ký mua báo để có trọn bộ đề thi 2022 tại đây
BẢNG VÀNG GHI DANH Năm học 2021-2022
Thể lệ Cuộc Thi:
BẢNG VÀNG GHI DANH - Năm học 2021-2022
Fanpage:
BẢNG VÀNG GHI DANH
Đề thi “Cuộc thi Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi” lần thứ 19, năm 2020-2021
Đề thi “Cuộc thi Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi” lần thứ 18, năm 2019-2020
Đề thi Viết chữ đẹp "Nét chữ - Nết người" toàn quốc, năm học 2020-2021
Đề thi Viết chữ đẹp "Nét chữ - Nết người" toàn quốc, năm học 2019-2020
Gala 20 năm Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi
Những dấu mốc đáng nhớ
NGÀY HỘI TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI VÀ VIẾT CHỮ ĐẸP “NÉT CHỮ - NẾT NGƯỜI” - NƠI TÀI NĂNG ĐƯỢC TỎA SÁNG.