Nhóm thợ lặn thuyết phục chú bạch tuộc con dùng vỏ sò làm nhà thay vì cốc nhựa

Hình ảnh chú bạch tuộc con dùng cốc nhựa làm nhà sẽ khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Không một ngày nào trôi qua mà không có tin tức nói về việc rác thải đã xâm chiếm hành tinh xanh của chúng ta như thế nào. Mỗi câu chuyện khiến chúng ta ngày càng nỗ lực để thay đổi tình hình ô nhiễm hiện nay.

Các nhà bảo tồn ước tính rằng lượng chất thải đã ở con số hàng triệu tỷ tấn, trong đó có hơn 260.000 tấn chất thải nhựa đang "trôi nổi" khắp các đại dương. Các loại nhựa và sơn không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn nguy hiểm đối với hệ sinh thái đại dương.

Mới đây, một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội, cho thấy hình ảnh các thợ lặn ở Lembeh, Indonesia đang cố thuyết phục một chú bạch tuộc chuyển nhà từ một chiếc cốc nhựa sang một cái vỏ sò lớn. Sự kiên trì của nhóm thợ lặn đã khiến "bé Tuộc" đã chấp nhận đổi nhà. Đây là một câu chuyện dễ thương, nhưng cũng chính là lời nhắc nhở về việc con người nên quan tâm, chăm sóc ngôi nhà lớn của chúng ta - Trái Đất - và các sinh vật cùng chung sống.

Pall Sigurdsson là một kỹ sư đam mê lặn đến từ Iceland. Anh thích quay phim về những con vật mà anh gặp trong các cuộc phiêu lưu dưới nước.

Nè, đừng có đội cái cốc đó!

Đây, lấy cái vỏ sò này thay thế đi.

"Đây là lần lặn thứ ba vào ngày hôm đó, và tất cả chúng tôi bắt đầu cảm thấy hơi mệt. Một người bạn trong nhóm lặn của tôi ra dấu cho biết anh ta đã tìm thấy một con bạch tuộc và yêu cầu tôi đến để giúp đỡ" Sigurdsson kể lại. Nhóm nghiên cứu đã tận tình giúp đỡ con bạch tuộc đến nỗi họ gần như cạn dưỡng khí.
"Tôi không lạ gì khi nhìn thấy bạch tuộc làm nhà từ rác. Chúng là những động vật thông minh và biết cách sử dụng tài nguyên môi trường, và rác là một phần trong môi trường của chúng hiện tại. Tuy nhiên, con bạch tuộc không biết rằng chiếc cốc này hầu như không có khả năng bảo vệ chúng, và trong một môi trường cạnh tranh như đại dương, chiếc cốc này chỉ giống như một bản án tử hình."

Nhóm thợ lặn đi tìm thêm những vỏ sò...

Sigurdsson và các thợ lặn khác đã tận tình giúp đỡ bé Tuộc. Họ đã dành toàn bộ thời gian trong chuyến lặn và phần lớn oxy để giải cứu nó. Thật may là cuối cùng, họ đã thành công trong việc thuyết phục người bạn nhỏ này chuyển nhà.

Nhóm thợ lặn cung cấp rất nhiều vỏ sò cho đến khi chú bạch tuộc chọn được một cái.

Bé Tuộc có vẻ đã chọn chiếc vỏ này nhưng vẫn không quên mang theo nhà cũ...

Bạch tuộc được sinh ra với bản năng tự vệ bằng cách nhặt vỏ dừa hoặc vỏ sò để làm nhà di động. Vì vậy, đôi khi chúng được gọi là bạch tuộc dừa. Tuy nhiên, trong trường hợp không có vật liệu tự nhiên, chúng dùng bất cứ thứ gì mà chúng tìm thấy dưới đáy đại dương, như cốc hoặc hộp nhựa rỗng.

Chờ đã, anh bạn quên nửa cái vỏ sò rồi.

Giờ thì thấy tốt hơn rồi, đúng không?

Điều này không chỉ làm bạch tuộc dễ bị tấn công bởi động vật ăn thịt (vì nhựa trong suốt), mà còn khiến động vật ăn thịt ăn phải những chiếc cốc nhựa này, nếu chúng bắt được bạch tuộc. Kẻ săn mồi rất có thể cũng sẽ chết hoặc bị suy yếu ở mức độ mà một kẻ săn mồi lớn hơn có thể lao vào để giết chết dễ dàng. Vòng lặp tử thần đó sẽ tiếp tục, mà nguyên nhân chính là rác thải nhựa.

Sigurdsson cho biết, rác là thứ thường gặp trong những chuyến lặn của anh ấy. Đôi khi, anh thấy nhiều rác đến mức gần như không thể quay phim các sinh vật biển mà không khiến rác trở thành "cameo".

"Tôi cố gắng hết sức có thể để khiến mọi người nhìn thấy đại dương trông dáng hình xinh đẹp nhất của nó. Có lần tôi thấy một gia đình hải quỳ sống cạnh cục pin đã bị ăn mòn. Điều đó thật đau lòng".

Bạn đang đọc bài viết Nhóm thợ lặn thuyết phục chú bạch tuộc con dùng vỏ sò làm nhà thay vì cốc nhựa tại chuyên mục Media của Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Media khác

Hành trình 10 năm nối biển và bờ

CLB "Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu" đã thực sự trở thành chiếc cầu nối chuyển tải những thông điệp yêu thương từ nơi đất liền ruột thịt đến với biển đảo thân yêu, từ nơi xứ người của những Việt kiều yêu nước ở khắp nơi trên thế giới hướng về Tổ quốc.

Điều ước của hổ trắng

Phóng sự “Điều ước của hổ trắng” gửi đến thông điệp rất quan trọng đối với con người trong việc bảo vệ môi trường sống: Những hành động tốt đẹp trong hôm nay, dù nhỏ bé hay đơn giản nhất, cũng có thể tạo ra những đổi thay lớn lao và tích cực cho Trái Đất thương yêu trong tương lai.

Có một cô Giang "Văn" như thế

"Thầy cô trong mắt em" hay cũng chính là “Thầy cô trong trái tim em” – Cuộc thi làm phim theo chủ đề này của Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam là một cơ hội để lớp lớp học trò bày tỏ tình cảm với những người thầy, người cô mến yêu của mình?! 

[Beat] Sứ mệnh thanh niên

Đây là ca khúc đoạt giải nhất cuộc vận động sáng tác ca khúc truyên truyền Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, bài hát đã vượt qua 131 ca khúc của 126 tác giả chuyên nghiệp và không chuyên, từ 43 địa phương trên cả nước để được lựa chọn làm ca khúc chính thức của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.