257 học sinh dự thi "Tin học trẻ toàn quốc" năm 2018

Ngọc Hà
Với 4 bảng thi dành cho học sinh từ tiểu học đến THPT, hội thi năm 2018 thu hút 257 học sinh của 51 tỉnh, thành phố tham gia.

Hội thi Tin học trẻ toàn quốc do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức. Năm 2018 là lần thứ 24 cuộc thi được tổ chức, diễn ra từ ngày 8-10/8/2018 tại Thành phố Vũng Tàu.

Tham dự Hội thi năm nay có 257 thí sinh đến từ 51 tỉnh, thành phố đã đoạt giải cao nhất tại các Hội thi cấp tỉnh, thành đại diện cho hàng trăm nghìn học sinh phổ thông yêu thích CNTT trên toàn quốc. Các thí sinh tham gia đua tài ở 3 cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, với 4 bảng thi: A, B, C, D, cụ thể như sau: Bảng A (Thi kỹ năng dành cho học sinh Tiểu học): 55 thí sinh. Bảng B (Thi kỹ năng dành cho học sinh THCS): 55 thí sinh. Bảng C (Thi kỹ năng dành cho học sinh THPT): 104 thí sinh. Bảng D (Thi sản phẩm sáng tạo): 46 thí sinh, trong đó Bảng D2 (học sinh THCS): 21 thí sinh, bảng D3 (học sinh THPT): 25 thí sinh.

Đã có 106 sản phẩm sáng tạo của 21 đơn vị tham gia dự thi, trong  đó có 58 sản phẩm bảng D2 (38 phần mềm, 20 sản phẩm phần cứng hoặc tích hợp); 48 sản phẩm bảng D3 (13 phần mềm, 35 sản phần phần cứng hoặc tích hợp). Hội đồng Sơ khảo đã chọn ra 30 sản phẩm xuất sắc nhất (mỗi bảng 15 sản phẩm) tham dự vòng chung khảo Hội thi toàn quốc.

Theo đánh giá của Hội đồng sơ khảo, chủ đề của các sản phẩm dự thi rất phong phú, có nhiều sản phẩm tốt, sáng tạo và có ý nghĩa thực tiễn cao. Các công nghệ được sử dụng trong các sản phẩm dự thi đa dạng và phong phú, điều đó chứng tỏ các thí sinh đã biết cập các xu hướng công nghệ mới. Chất lượng sản phẩm năm nay tốt hơn các năm trước, đặc biệt là sản phẩm phần cứng.

Bảng D2 (học sinh THCS): Các sản phẩm phần mềm chủ đề khá phong phú và đa dạng được trung chủ yếu ở lĩnh vực học tập - giáo dục, chủ đề gần gũi và có thể ứng dụng luôn vào quá trình học tập. Các sản phẩm phần cứng tuy còn đơn giản nhưng ý tưởng rất tiềm năng, có ý nghĩa thực tiễn như: Thùng rác thông minh, hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn, …

Bảng D3 (học sinh THPT): Các sản phẩm thể hiện sự phong phú về mặt ý tưởng cũng như nền tảng thực hiện, từ những ứng dụng đơn giản giải quyết các bài toán thường gặp của học sinh cho đến những giải pháp tổng thể cho các vấn đề trong cuộc sống. Nhiều sản phẩm hướng đến hỗ trợ người tàn tật (khiếm thính, khiếm thị). Có những sản phẩm có mức độ hoàn thiện cao (Mê cung khốc liệt, UlimitedStudy.com).

Đặc biệt, trước thềm Hội thi toàn quốc năm 2018, nhằm khơi dậy niềm đam mê sáng tạo, phát triển tư duy logic, ứng dụng CNTT vàò thực tiễn; trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng làm việc nhóm; nâng cao tinh thần hợp tác, giao lưu, học hỏi giữa các tài năng tin học trẻ, Trung tâm Phát triển KHCN và Tài năng trẻ, Thành Đoàn TPHCM phối hợp tổ chức Hội trại Sáng tạo - Công nghệ lần thứ I, năm 2018. Hội trại được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 5-8/8/2018, tại Trung tâm Sinh hoạt dã ngoại thanh, thiếu nhi TPHCM dành cho các thí sinh tham dự Hội thi toàn quốc và một số thí sinh đoạt giải cao tại Hội thi cấp tỉnh thành. Với chủ đề “Xây dựng thành phố thông minh”, các trại sinh sẽ được phân nhóm theo cấp học, có chuyên gia hướng dẫn và được cung cấp trang thiết bị cần thiết để hoàn thiện sản phẩm.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 257 học sinh dự thi "Tin học trẻ toàn quốc" năm 2018 tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Con đi trải nghiệm, phụ huynh: Người vui, người tủi, người lo lắng

Theo chia sẻ của các phụ huynh, hoạt động trải nghiệm, về cơ bản đều mang đến những khám phá mới mẻ, thú vị, bổ ích, niềm vui cho con. Tuy nhiên, việc những hoạt động này liệu đã thực sự đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, nhận được sự đồng thuận của các phụ huynh và đã thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia hay chưa thì còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp.

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh có đang đi chệch quỹ đạo?

Môn học Hoạt động trải nghiệm đã đi vào giảng dạy chính thức tại các cấp học trên toàn quốc từ năm học 2020-2021 với ý nghĩa tốt đẹp là giáo dục nhân cách, kĩ năng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vậy nhưng, trong quá trình giảng dạy đã nảy sinh những bất cập.