Những nhóm trẻ nào cần trì hoãn, thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19

Thạch Lam
Hướng dẫn khám sàng lọc trước khi tiêm phòng vaccine Covid-19 cho trẻ đã được Bộ Y tế ban hành ngày 29/10 với lưu ý về một số trường hợp cần hoãn, thận trọng khi tiêm.

Ngày 29/10, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5002/QĐ-BYT về "Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em".

Trong hướng dẫn có chỉ rõ, khi khám sàng lọc, kiểm tra trước tiêm phòng vaccine Covid-19 cho trẻ, nhân viên y tế cần tiến hành đo thân nhiệt, nhịp tim. Đánh giá tình trạng sức khỏe thông qua bảng kiểm tra với 8 yếu tố sàng lọc như sau:

- Tiền sử phản vệ đối với vaccine phòng Covid-19 lần trước hoặc phản vệ với thành phần của vaccine;

- Đang mắc các bệnh cấp tính, mãn tính tiến triển;

- Tiền sử dị ứng với bất kỳ loại dị nguyên nào;

- Rối loạn hành vi, rối loạn tri giác;

- Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu;

- Nghe tim, phổi thấy bất thường;

- Trẻ từng có dị ứng phản vệ từ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (cần ghi rõ tác nhân dị ứng…);

- Các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu như có cần ghi rõ).

Những nhóm trẻ nào cần trì hoãn, thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19 - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Bộ Y tế cũng nêu rõ trong hướng dẫn, nếu như trẻ đủ điều kiện thì tiến hành tiêm chủng ngay khi trẻ không có điểm gì bất thường và không có chống chỉ định tiêm vaccine theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chống chỉ định tiêm vaccine cùng loại khi có tiền sử phản vệ rõ ràng với vaccine phòng Covid-19 lần trước hoặc phản vệ với các thành phần của vaccine. Trường hợp trẻ đang mắc bệnh cấp tính hay mãn tính tiến triển cần trì hoãn việc tiêm chủng ngay.

Các trường hợp trẻ cần thận trọng trong tiêm chủng là có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào hay trường hợp trẻ bị rối loạn hành vi, rối loạn tri giác. Trường hợp trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, mãn tính ở tim, phổi, máu, tiết niệu và hệ thống tiêu hóa sẽ chuyển trẻ đến khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

Tương tự, chuyển trẻ đến khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện khi nghe tim, phổi bất thường hay trẻ từng dị ứng có phản vệ từ độ 3 trở nên với bất kỳ dị nguyên nào.

Những nhóm trẻ nào cần trì hoãn, thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19 - Ảnh 2
Ảnh minh họa.

Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư - bà Dương Thị Hồng cho biết, trẻ từ 12 - 17 tuổi được tiêm vaccine phòng Covid-19 là vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech. Tương tự như người từ 18 tuổi trở lên, trẻ em được tiêm 0,3 ml mỗi liều tiêm và tiêm bắp. Lịch tiêm phòng gồm 2 mũi, khoảng cách giữa các mũi từ 3 - 4 tuần.

Bà Hồng cũng chia sẻ thêm, hiện nay Việt Nam đang có 2 loại vaccine là Pfizer và Moderna được Bộ Y tế phê duyệt tiêm cho trẻ em. Điều này dựa theo hướng dẫn của tổ chức Y tế thế giới cũng như những khuyến cáo của nhà sản xuất.

Các loại vaccine này dùng để tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi có chỉ định và liều tiêm như người lớn. Trước khi đưa vào sử dụng, tất cả các vaccine đều được kiểm định chất lượng, có giấy phép xuất xưởng theo quy định của Bộ Y tế.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những nhóm trẻ nào cần trì hoãn, thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19 tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Con đi trải nghiệm, phụ huynh: Người vui, người tủi, người lo lắng

Theo chia sẻ của các phụ huynh, hoạt động trải nghiệm, về cơ bản đều mang đến những khám phá mới mẻ, thú vị, bổ ích, niềm vui cho con. Tuy nhiên, việc những hoạt động này liệu đã thực sự đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, nhận được sự đồng thuận của các phụ huynh và đã thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia hay chưa thì còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp.