Nữ sinh người Khmer và động lực từ người bố không biết chữ

Dương Minh Hân
Gặp Lý Bảo Tuyền, dân tộc Khmer (sinh năm 1998, quê Sóc Trăng) tại Học viện Hành chính Quốc gia TP Hồ Chí Minh – nơi em đang theo học, chúng tôi ấn tượng bởi chị người Khmer này khá lanh lợi, hoạt bát.

Chia sẻ việc lựa chọn trở thành sinh viên Học viện Hành chính, Bảo Tuyền cho biết đó là một sự tình cờ. “Trước đây mình luôn mơ ước theo ngành công an nhưng đến năm học lớp 12 em quen biết một chị cùng trường là sinh viên của Học viện Hành chính Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Mình ngưỡng mộ chị ấy nên đã tìm hiểu và thấy trường có nhiều ngành hay, phù hợp với mình nên quyết định đăng ký. Sau kỳ thi quốc gia vừa rồi, mình đạt được mục tiêu đầu tiên”.

Lý Bảo Tuyền (trái) và bạn học của mình tại Học viện Hành chính Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Ảnh: H.K

Tuyền kể trong quá trình học tại Trường THPT Trần Văn Bảy (Sóc Trăng), có một sự tình cờ “lớn” khiến việc học hành của em thay đổi nhiều. Tuyền vốn là học sinh giỏi trong nhiều năm liền tại trường, trong đó nổi bật nhất là môn địa lý. Nhưng vào tháng 9/2015, tại vòng thi sơ tuyển chọn học sinh giỏi của trường, em lại đậu môn văn. Trước kết quả này, các thầy cô đều khuyên em nên theo môn văn và tận tình hướng dẫn. Không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, em xuất sắc giành giải Nhì môn ngữ văn cấp tỉnh. Sau đó Bảo Tuyền trở thành 1 trong 6 người được cử đi học, bồi dưỡng để tham gia kỳ thi giỏi cấp quốc gia. Đến tháng 1/2016, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Bảo Tuyền đã giành được giải Khuyến khích môn ngữ văn trước sự vui mừng của người thân, bạn bè. “Từ khi mình đạt học sinh giỏi cấp quốc gia, đi đâu người ta cũng nhìn vì trước giờ chỗ em chưa ai được giải này. Em vui lắm nhưng biết đây chỉ là bước đầu thôi, mình còn phải cố gắng nhiều hơn” – Tuyền tâm sự.

Kể về gia đình mình, Tuyền cho biết chính cha mẹ là động lực để em cố gắng học tập, phấn đấu. Ba chị không biết chữ và chịu nhiều thiệt thòi nên ông luôn khuyên con cái phải học tốt. Với suy nghĩ này ông luôn chăm lo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con ăn học. Những năm học cấp 3 trường học cách xa nhà, hay khoảng thời gian đi ôn thi học sinh giỏi, chị đều được ba chở đi học. Thậm chí khi thấy các bạn cùng trang lứa của con mình nghỉ học, rồi nhiều người khuyên ông cho con nghỉ học vì sợ không đủ tiền lo cho con, ông vẫn quyết định đầu tư cho con. “Ngày xưa ba không được đi học, mẹ học ít nên thấy mình chịu học vậy ba mẹ rất vui. Cả ba và mẹ đều luôn nhắc em phải cố gắng học để theo kịp người ta. Giờ mình mà muốn nghỉ, ba mẹ cũng không bao giờ cho”- BảoTuyền nói.

Không phụ lòng cha mẹ, chị em Tuyền đều chăm ngoan học giỏi, chị Tuyền hiện là sinh viên năm 2 Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. Còn với Bảo Tuyền, chị còn dự định sẽ học thêm nhiều chương trình khác để chuẩn bị hành trang cho mình trước khi đi làm. Trong đó ưu tiên hàng đầu của Bảo Tuyền là học tốt các môn ở trường, đồng thời học thêm tiếng Anh. Hiện chị đang đi thêm để giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ và có tiền trang trải học tập.

Theo Dân Việt

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nữ sinh người Khmer và động lực từ người bố không biết chữ tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

"Cô Tổng" tài năng và yêu mến học trò

Hơn 16 năm công tác tại ngôi trường vùng xa của thị xã Điện Bàn, cô giáo Phan Thị Ngọc Phương (trường THCS Lê Văn Tám, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn nhiệt huyết, năng động, sáng tạo trong công việc và hết lòng thương yêu học trò.

Mô hình lớp học đường phố của thầy giáo Ấn Độ

Xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thầy giáo Deep Nayak, 37 tuổi, mong muốn mọi đứa trẻ đều được học hành đầy đủ. Để hiện thực hóa giấc mơ, anh dạy miễn phí cho trẻ em nghèo ngoài đường phố bang Tây Bengal, Ấn Độ.

Môi trường để bạn trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) Đặng Cát Tiên và Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 Lê Văn Phúc đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình phấn đấu vươn lên, cống hiến, đặc biệt là sự đồng hành của tổ chức Đoàn, Hội, Đội giúp các bạn trở thành những tấm gương truyền cảm hứng như ngày hôm nay.

Ước mơ trở thành nhà Toán học

Ghé thăm lớp 5A7, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nếu bạn ngỏ ý muốn gặp “cây Toán” của lớp, hẳn là các bạn trong lớp sẽ vui vẻ giới thiệu ngay cậu bạn Nguyễn Hoàng Việt – người sở hữu một loạt thành tích ấn tượng cấp Quốc gia, Quốc tế với bộ môn thú vị này