Bộ Công an không đặc cách thí sinh 30,5 điểm vào ngành

Nguyễn Hà
Bộ Công an đã trả lời Công an tỉnh Lạng Sơn về trường hợp bạn Nguyễn Như Quỳnh. Theo đó, thí sinh này không được đặc cách vào ngành vì không đủ tiêu chuẩn chính trị.

Sáng 22/8, đại diện Phòng Tổ chức, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, công an tỉnh đã trả lời gia đình thí sinh Quỳnh (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng) về kết luận nữ sinh đạt 30,5 điểm nhưng không được xét tuyển vào trường công an vì lý lịch.

Theo đó, Công an tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản gửi Tổng cục Chính trị, Bộ Công an xem xét về trường hợp của Quỳnh. Công an tỉnh này đã nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an với nội dung thí sinh không được đặc cách vì không đủ tiêu chuẩn về chính trị.

Phía Công an tỉnh Lạng Sơn đã giải thích rõ cho gia đình Quỳnh hiểu, động viên bạn lựa chọn một ngành nghề khác phù hợp để cống hiến.

Đại tá Nguyễn Trung Thực, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn nêu quan điểm: Học ngành công an đòi hỏi lý lịch rất chặt chẽ. Vì vậy, thí sinh học giỏi, thi đỗ điểm cao cũng phải đảm bảo các điều kiện của ngành.

Tâm thư của thí sinh Như Quỳnh.

Trước đó, Nguyễn Như Quỳnh thi THPT quốc gia với điểm Văn 9; Lịch sử 8,5; Địa lý 9,5. Được cộng 3,5 điểm ưu tiên, Quỳnh đạt tổng 30,5 điểm. Nữ sinh ước mơ vào Học viện An ninh Nhân dân.

Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ, Quỳnh nhận được thông báo từ Công an tỉnh Lạng Sơn rằng không đủ tiêu chuẩn chính trị vào ngành do án tích của bố. Trong đơn cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, cô gái kể lại sự việc: Năm 1993, khi bố Quỳnh mới 25 tuổi, chưa lập gia đình, có mua một khẩu súng C.K.C.

Năm 1994, bố Quỳnh bị tạm giữ để điều tra vì công an phát hiện khẩu súng đó là đồ ăn cắp từ quân đội. Tòa án Bộ tư lệnh quân khu I xử bố Quỳnh 12 tháng án treo. Năm 1995, bố của nữ sinh được xóa án tích, sau đó mới lập gia đình và sinh ra Quỳnh.

Trong thư cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, Như Quỳnh viết: 'Mỗi khi nhìn đến tờ giấy chứng nhận kết quả thi cháu lại rớt nước mắt, không biết cách nào để biến ước mơ lớn nhất cuộc đời thành hiện thực'.

Trong đợt xét tuyển vào đại học năm 2016, ngoài Như Quỳnh, ba thí sinh khác đạt điểm cao nhưng không được xét tuyển vào trường công an vì lý lịch.

Thí sinh Tô Thị Đệ (dân tộc Tày, ở Lạng Sơn) được 30 điểm, có nguyện vọng vào Học viện Cảnh sát Nhân dân. Ông nội từng theo Pháp, cô được công an thông báo không đủ điều kiện do thiếu trung thực trong kê khai lý lịch.

Nữ sinh Trần Hương Ly (Nghệ An) đạt 26,5 điểm, không được xét hồ sơ vào Học viện Cảnh sát Nhân dân vì án tích của mẹ về tội sản xuất hàng giả.

Nguyễn Đắc Minh (sinh năm 1997, ở Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đạt 25,5 điểm, không được xét tuyển Học viện An ninh Nhân dân. Bố Minh là bác Nguyễn Đắc Thắng, bị xử phạt hành chính do thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra hoạt động mại dâm tại cơ sở kinh doanh nghỉ trọ mà mình.

Theo Zing

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công an không đặc cách thí sinh 30,5 điểm vào ngành tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Nguyễn Khánh Vân và hành trình từ nữ sinh xuất sắc đến đại biểu chất vấn nổi bật

Nguyễn Khánh Vân, cô bạn lớp 9A12, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) đã thu hút sự chú ý tại Phiên họp giả định "Quốc hội Trẻ em" lần II năm 2024. Không chỉ ghi dấu ấn bởi thành tích học tập xuất sắc, Khánh Vân còn khiến mọi người ấn tượng với vai trò đại biểu chất vấn, góp phần truyền tải những thông điệp ý nghĩa về các vấn đề xã hội cấp thiết.

Cậu bạn người Mông mong muốn mọi trẻ em được đến trường

Thào Mí Phềnh, học sinh lớp 9A3 của trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Lũng Chinh (huyện Mèo Vạc, Hà Giang). Cậu bạn người dân tộc Mông đến từ vùng cao nguyên xa xôi, đã vượt qua mọi khó khăn để trở thành 1 trong 306 đại biểu trẻ em tham dự Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”.