Bộ GD&ĐT “đánh phách” điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Hương Quỳnh, Bằng Vi
Dự kiến kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày 25-26/6. Bộ GD & ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm 24/24 giờ.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ GD & ĐT, kỳ thi THPT Quốc gia 2019 dự kiến được tổ chức vào ngày 25-26/6 và nếu có vấn đề phát sinh sẽ tổ chức buổi thi dự phòng vào ngày 27/6. Thời gian tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng sẽ diễn ra từ cuối tháng 7 đến hết tháng 12 như năm trước.

Đề thi THPT Quốc gia có nội dung nằm trong chương trình cấp Trung học phổ thông (chủ yếu là lớp 12), đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp nhưng vẫn có độ phân hoá phù hợp để làm cơ sở tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Để giảm thiểu tiêu cực như kỳ thi năm 2018, Bộ GD & ĐT sẽ điều động cán bộ, giảng viên đại học, học viện và trường cao đẳng có nhóm ngành đào tạo giáo viên đến hội đông thi tỉnh, thành phố để phối hợp tổ chức thi. Năm nay, nguyên tắc coi thi của Bộ là trường đại học, cao đẳng không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình.

Bên cạnh đó, Bộ GD & ĐT cũng có quy định chặt chẽ về việc sắp xếp phòng thi, nhất là đối với thí sinh tự do; hướng dẫn chi tiết kỹ thuật niêm phong, lưu trữ, bảo quản bài thi, đề thi để tăng cường bảo mật; đặt camera giám sát phòng chứa tủ đựng đề thi, bài thi 24 giờ/ngày và tăng cường trách nhiệm của người liên quan trong việc bảo quản đề, bài thi tại điểm thi, hội đồng thi.

Về vấn đề chấm bài thi, Bộ GD & ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm 24/24 giờ. Đặc biệt, phần mềm chấm thi được sửa đổi, nâng cấp và hoàn thiện theo hướng tăng cường tính bảo mật cũng như chức năng giám sát để ngăn ngừa can thiệp trái phép.

Cụ thể, hình thức “đánh phách” điện tử” Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh sẽ diễn ra như sau: trong quá trình xử lý bài thi thì mã hoá dữ liệu sẽ được tạo ra để tránh người dùng can thiệp trong quá trình chấm điểm; đảm bảo cán bộ không thể có thông tin về mối liên hệ giữa thí sinh với phần nội dung trả lời trắc nghiệm trong suốt quá trình xử lý bài thi. Đồng thời, Bộ GD & ĐT cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc chấm bài thi tự luận (môn Ngữ văn) do sở GD&ĐT chủ trì.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bộ GD&ĐT “đánh phách” điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Con đi trải nghiệm, phụ huynh: Người vui, người tủi, người lo lắng

Theo chia sẻ của các phụ huynh, hoạt động trải nghiệm, về cơ bản đều mang đến những khám phá mới mẻ, thú vị, bổ ích, niềm vui cho con. Tuy nhiên, việc những hoạt động này liệu đã thực sự đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, nhận được sự đồng thuận của các phụ huynh và đã thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia hay chưa thì còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp.

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh có đang đi chệch quỹ đạo?

Môn học Hoạt động trải nghiệm đã đi vào giảng dạy chính thức tại các cấp học trên toàn quốc từ năm học 2020-2021 với ý nghĩa tốt đẹp là giáo dục nhân cách, kĩ năng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vậy nhưng, trong quá trình giảng dạy đã nảy sinh những bất cập.