Cận cảnh siêu cổ thụ "bạch tuộc khổng lồ" giữa Sài Gòn

Vũ Hồng Loan
Với bộ rễ khổng lồ nổi lên mặt đất, vươn rộng như những vòi bạch tuộc khổng lồ, cây điệp phèo heo cổ thụ ở Dinh Độc Lập khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng TP Hồ Chí Minh, Dinh Độc Lập còn là nơi sở hữu nhiều cây cổ thụ độc đáo trong khu vườn rộng có lịch sử lâu đời của mình. Nổi bật trong số đó là một cây điệp phèo heo có hình dáng rất cổ quái.

Cây cổ thụ này nằm ở phía sau Dinh, được biết đến với bộ rễ khổng lồ nổi lên mặt đất, vươn rộng như những vòi bạch tuộc khổng lồ.

Mỗi nhánh rễ chính của cây có chiều dài lên đến hàng chục mét, chia ra thành nhiều nhánh nhỏ tạo thành mạng lưới chằng chịt, giúp cây bám rất chắc trên nền đất.

Hình dáng gân guốc, uốn lượn của bộ rễ cây gây ấn tượng mạnh mẽ với những người có cơ hội chứng kiến tận mắt.

Điệp phèo heo (tên khoa học Enterolobium cyclocarpum) là một loài thực vật thuộc họ Đậu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ, từ trung bộ Mexico về phía nam đến phía bắc Brazil (Roraima) và Venezuela. Đây là cây biểu tượng của Costa Rica.

Loài cây này đã du nhập vào Việt Nam từ thời thuộc địa, được trồng trên khá nhiều đường phố ở Sài Gòn.

Tuy vậy, hiếm có cây điệp phèo heo nào sở hữu bộ rễ "khủng" hiếm có như cây điệp phèo heo cổ thụ ở Dinh Độc Lập.

Nhiều du khách khi ghé thăm Dinh Độc Lập không bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh kỷ niệm với "quái cây" này.

Một số hình ảnh khác về cây điệp phèo heo "bạch tuộc" ở Dinh Độc Lập.

Theo Kiến thức

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cận cảnh siêu cổ thụ "bạch tuộc khổng lồ" giữa Sài Gòn tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Miền Bắc tái diễn nồm ẩm kéo dài

Từ nay đến ngày 21/3, miền Bắc vẫn kéo dài tình trạng mưa phùn sương mù. Độ ẩm tăng cao khiến nồm ẩm trở thành nỗi "ác mộng" của thời tiết Bắc Bộ.