Chương trình GDPT mới: Bậc Tiểu học tăng 485 giờ so với chương trình hiện hành

NGỌC HÀ (TỔNG HỢP)
Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ ban hành Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông (GDPT) và chương trình các môn học, hoạt động giáo dục trong tháng 10 này.

Chương trình GDPT mới đã giảm tải so với chương trình hiện hành ở cả số môn học, số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn phương pháp phù hợp để tổ chức dạy học, đánh giá học sinh.

Cụ thể ở bậc tiểu học có 7 môn học ở lớp 1 và lớp 2; 9 môn học ở lớp 3; 10 môn học ở lớp 4 và lớp 5. Trong khi đó, chương trình hiện hành có 10 môn học lớp 1, lớp 2 và lớp 3; 11 môn học ở lớp 4 và lớp 5. Về thời lượng, ở bậc tiểu học sắp tới, học sinh sẽ học chương trình với 2.838 giờ (còn chương trình hiện hành là 2.353 giờ). Giải thích cho số giờ tăng này, Bộ GD&ĐT cho hay chương trình GDPT mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học. Còn chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình, học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học.

bậc THCS, các lớp đều có 12 môn học. Theo chương trình hiện hành, lớp 6 và lớp 7 có 16 môn, lớp 8 và lớp 9 có 17 môn. Đến cấp THPT, theo chương trình GDPT mới, các lớp đều có 13 môn học. Trong khi chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn, lớp 12 có 17 môn học. Học sinh học 3.070 giờ; giảm 54 giờ so với chương trình hiện hành

bậc THPT, theo chương trình mới, các lớp đều có 13 môn học. Trong khi chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn học; lớp 12 có 17 môn học. Học sinh học 2.284 giờ; giảm 262 giờ so với chương trình Ban cơ bản hiện hành; giảm 315 giờ so với chương trình Ban A, Ban C hiện hành.

Bộ GD&ĐT cho biết, sau khi công bố chương trình cụ thể giáo dục phổ thông mới vào tháng 10, sẽ báo cáo Chính phủ xem xét quyết định lộ trình áp dục trong thời gian Quốc hội cho phép, đảm bảo chất lượng chương trình, sách giáo khoa mới cùng việc chuẩn bị các điều kiện đảm bảo thành công khi triển khai chương trình này tới các cấp học.

Trước đó chương trình giáo dục phổ thông mới được thực nghiệm trên quy mô 48 trường học (18 tiểu học, 18 THCS và 12 THPT) tại 6 tỉnh thành, đại diện cho 6 vùng phát triển của Việt Nam, gồm: Hà Nội, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chương trình GDPT mới: Bậc Tiểu học tăng 485 giờ so với chương trình hiện hành tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Lịch nghỉ của học sinh dịp lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, do đó người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Theo đó, lịch nghỉ và học bù của học sinh cũng sẽ được điều chỉnh.

Thủ tướng đồng ý nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2450/VPCP-KGVX ngày 12/4/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024.