Giáo dục giúp trẻ em Iraq đẩy lùi chủ nghĩa cực đoan

Nguyễn Hà
Những bạn học sinh ở thành phố Mosul đã trở lại lớp học với quyết tâm xây dựng cuộc sống và hy vọng một tương lai an toàn ở đất nước Iraq.

Mosul là thành phố lớn thứ 2 ở Iraq và là thành trì của tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan IS. Một tin vui với người dân nơi đây là thành phố này đã được giải phóng gần như hoàn toàn.

Cô bạn 12 tuổi Ayesha hiện đang sống trong trại tị nạn Hasstsham ở rìa thành phố Mosul. Cô và già đình đã phải chịu sự đàn áp tàn nhẫn của IS trong suốt 2 năm qua. Ayesha hồi tưởng về quá khứ: "Khi mình không được đi học ở trường, nó giống như ngày cuối cùng của cuộc đời vậy. Tổ chức IS đã sát hại cha mình và ngày đó cũng là ngày cuối cùng mình được đi học".

Khi thành phố nơi Ayesha đang sinh sống được giải phóng, cô bạn lại có cơ hội được tới trường: "Trường học đã giúp mình mạnh mẽ hơn và mình hy vọng giáo dục sẽ có thể thao đổi tương lai của bản thân và đất nước".  Lớp học hiện tại của Ayessha mặc dù còn rất sơ sài, các bạn học sinh phải ngồi tạm trên những chiếc ghế tựa của người lớn và không thể chạm chân tới đất, nhưng có lẽ đây là niềm vui khôn siết với những đứa trẻ.

Ngày 17/10/2016, chiến dịch quân sự giải phóng Mosul, thành lũy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq đã được mở màn. Cho tới ngày 21/5 quân chính phủ tuyên bố giành quyền kiểm soát nhưng để lực lượng IS rút toàn bộ quân là rất khó khăn. Vì thế các trường học dã chiến tại các khu trại tị nạn là lựa chọn tất yếu cho học sinh của thành phố Mosul.

Trẻ em Iraq vui mừng khi được tiếp tục đi học (Ảnh: Bethan McKernan)

Iraq vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng trường lớp trên cả nước. Ngày 16/9/2015, Bộ Giáo dục thừa nhận các lớp học quá đông ảnh hưởng tiêu cực tới việc giảng dạy và nước này cần khoảng 9.000 trường học mới.

Thiếu trường và lớp học quá tải không chỉ là vấn đề của các trường thành phố. Theo al-Khafaji, giáo viên Trường Trung học Al-Yarmouk, nằm ở vùng nông thôn cách trung tâm tỉnh Babil 50 km, nhiều lớp tại các trường nông thôn có 70 học sinh từ các làng khác nhau đến học.

Trong khoảng thời gian bị IS chiếm đóng, học sinh tới trường luôn bị chúng "nhồi sọ" với những tư tưởng cực đoan và bạo lực. Sách giáo khoa do IS ban bố xuất hiện những bài toán như "bọm cộng với súng bằng..." vì thế các gia đình buộc phải cho con em mình nghỉ học.

Một vị hiệu trưởng sống tại trại DIbaga kể rắng các đây 2 năm, IS đã tổ chức cuộc tấn công vào làng, thầy đã cùng các thầy cô giáo khác khóa cửa để chúng không vào được khu trường học. Vài ngày sau thầy bí mật quay lại trường để lấy sách vở của học sinh. Hiện tại thầy vẫn đang tiếp tục việc dạy học miễn phí cho trẻ em ở Dibaga: "Giáo dục sẽ là vũ khí để chúng tôi chống lại IS. Mọi người cần xây dựng lại các lớp học trước khi trở về nhà. Đò là cách để bảo vệ chính bản thân khỏi tư tưởng cực đoan và không cho phép chúng tiêm nhiễm vào trong tiềm thức".

Một mục tiêu hàng đầu mà Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) đặt ra mong muốn trẻ em nơi đây được tới trường và đảm bảo chúng không thể bị tác động xấu bởi IS. Ông Maulid Warfa, đại diện của UNICEF cho biết: "Tầng lớp thanh thiếu niên Iraq đang kiên cường quyết xây dựng lại đất nước. CHúng ta cần hỗ trợ cho họ công cụ để làm điều đó và giáo dục là một trong số ấy".

Ngọc Hà (Theo The Independent)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Giáo dục giúp trẻ em Iraq đẩy lùi chủ nghĩa cực đoan tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.