Góc thắc mắc: Khi xoay trên không, VĐV trượt băng có bị chóng mặt không

Cheese
Tại sao VĐV trượt băng có thể xoay nhiều vòng trên không mà vẫn giữ được thăng bằng.

Thế vận hội mùa đông 2022 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc đang bước vào những ngày cuối cùng nhưng vẫn là chủ đề được nhiều người bàn tán khi năm nay có rất nhiều vận động viên (VĐV) xuất sắc tham gia. Khác với Thế vận hội mùa hè, Thế vận hội mùa đông có thêm nhiều môn thể thao khác như trượt băng, trượt tuyết,... Nhờ vậy mà người hâm mộ thể thao có cơ hội được chiêm ngưỡng những màn thi đấu vô cùng đẹp mắt của các VĐV.

Nếu có xem qua những màn thi đấu trượt băng, chắc hẳn bạn đã được chiêm ngưỡng những cú xoay mình trên không của VĐV. Đối với những VĐV trượt băng nghệ thuật chuyên nghiệp, kỹ năng xoay trên không trung là không thể thiếu. Được biết, nhiều VĐV có thể xoay tới 6 vòng/giây và có màn đáp đất vô cùng đẹp mắt. Giống như trượt băng, bộ môn múa ballet cũng có động tác fouette - xoay liên tục 32 vòng.

Góc thắc mắc: Khi xoay trên không, VĐV trượt băng có bị chóng mặt không - Ảnh 1

Vậy khi thực hiện động tác này, các VĐV có bị chóng mặt hay không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Câu trả lời là không! Một số VĐV chia sẻ, họ không gặp phải tình trạng này vì đã được dạy cách để điều hòa cơ thể, bộ não, giúp ngăn cảm giác chóng mặt.

Còn về góc độ khoa học, Kathleen Cullen - giáo sư của Đại học Johns Hopkins đã cho biết, hệ thống tiền đình là cơ quan điều khiển cảm giác thăng bằng và chuyển động của chúng. Để có được kỹ năng xoay nhiều vòng mà không gây chóng mặt thì cần luyện tập thời gian dài để não bộ học được cách xử lý thông tin khi cơ thể mất thăng bằng.

Góc thắc mắc: Khi xoay trên không, VĐV trượt băng có bị chóng mặt không - Ảnh 1

Theo CNN, khi bạn xoay xung quanh, các kênh bán nguyệt được kích hoạt. Chúng bao gồm ba ống được bố trí trên ba mặt phẳng vuông góc, với mỗi ống lặp lại ở các góc khác nhau. Các ống dẫn nằm ở các góc vuông với nhau; tương tự như cách ba cạnh của một hộp đến với nhau ở một góc. Các kênh bán nguyệt được lấp đầy với một chất lỏng gọi là nội dịch (endolymph) nằm bên trong tai của bạn.

Khi bạn xoay, những nội dịch sẽ chuyển động và từ đó kích thích tế bào thần kinh cảm giác, khiến chúng mang thông điệp tới não để biết rằng đầu bạn đang xoay về hướng nào. Khi bạn dừng xoay, các chất lỏng có quán tính và tiếp tục chuyển động, kích thích tế bào thần kinh cảm giác của bạn trong khoảng thời gian ngắn, khiến não lầm tưởng vẫn đang xoay trong khi thực sự bạn đã dừng lại, dẫn tới cảm giác chóng mặt.

Góc thắc mắc: Khi xoay trên không, VĐV trượt băng có bị chóng mặt không - Ảnh 1

Sau nhiều năm luyện tập, bộ não của các VĐV cũng như vũ công ballet đã thích nghi và bỏ qua lỗi này. Họ không dựa nhiều vào phản ứng của não mà dựa vào phản xạ của bản thân để có thể thực hiện được những động tác xoay vòng đẹp mắt. Tất nhiên, đây không phải là điều có thể đạt được sau vài tuần, vài tháng mà phải mất rất nhiều năm và cần phải được luyện tập thường xuyên.

Nguồn: Zing, CNN

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Góc thắc mắc: Khi xoay trên không, VĐV trượt băng có bị chóng mặt không tại chuyên mục Giải trí của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Giải trí khác

Màn ảnh cuối năm 2024 có gì đáng mong đợi

Nửa đầu năm 2024 đã là một năm tất bật của của các “fan phim hoạt hình” khi hàng loạt các hãng phim lớn đã tung ra nhiều “siêu phẩm” với sự xuất hiện trở lại của các nhân vật hoạt hình nổi tiếng như chú gấu trúc Po trong Kung Fu Panda 4, biệt đội Minions siêu quậy trong Despicable Me 4, chú mèo béo Garfield và cả cậu nhóc Thám tử lừng danh Conan,...