Học sinh thử sức ngành nghề mới, “thay đổi cả thế giới” với kỹ thuật đồ hoạ vi tính

Huệ Anh
Thay vì thi vào các trường đại học, nhiều bạn đã lựa chọn các khoá học về ứng dụng của CG như: Kỹ xảo điện ảnh, thiết kế đồ hoạ số, diễn hoạt 3D, dựng hình 3D,...

CG hay còn gọi là Computer Graphics (kỹ thuật đồ hoạ vi tính) là công nghệ có mức độ ứng dụng vô cùng rộng lớn trong ngành công nghiệp giải trí. Không chỉ được sử dụng trong các trò chơi điện tử, CG còn “trổ tài” trong các ngành như thiết kế quảng cáo, thiết kế phụ trợ công nghiệp, sáng tác nghệ thuật,... và đặc biệt là trong điện ảnh.

Chiều ngày 17/11, các bạn học sinh, sinh viên, những người trẻ yêu thích ngành công nghiệp CG trong lĩnh vực làm phim đã có buổi chia sẻ, trải nghiệm làm về với các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực Thiết kế 3D và Ứng dụng trong làm phim tại buổi toạ đàm “Làm phim CG: Từ ý tưởng đến sản xuất”.

 

Từ trái sang phải: Diễn giả Hoàng Việt Hùng (Leader team Sparta VFX), Dương Văn Điệp (Founder & Art Director at Dsculpt Studio), Nguyễn Trung Dũng (Art Director at Dscult Studio) và Phạm Tùng Quân (Freelance Concept Artist)

Tại buổi toạ đàm, khán giả được tìm hiểu về quy trình sản xuất như 2D Concept, 3D Modeling và kỹ xảo điện ảnh VFX. Những câu hỏi về cơ hội, thách thức, kỹ năng cần có để theo đuổi ngành này cũng sẽ được các diễn giả giải đáp thông qua kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.

Diễn giả Hoàng Việt Hùng chia sẻ: "Rất nhiều thứ có thể khơi gợi ý tưởng cho các bạn, chẳng hạn như yêu cầu của khách hàng, quá trình trải nghiệm và quan sát trong đời sống. Điều quan trọng là cách mà bạn biến ý tưởng đó thành sản phẩm".

Cũng theo nghệ sĩ 3D Dương Văn Điệp, công việc này đòi hỏi sự đam mê cực lớn và sức sáng tạo vô biên. Để tạo nên một hình ảnh 3D chân thực và có hồn, trước tiên cần vận dụng khả năng tưởng tượng, quan sát tỉ mẫn, thậm chí là phải nghiên cứu về các yếu tố, lịch sử văn hoá để có thể thái hiện lại nó.

Các bạn trẻ hào hứng khi được xem quá trình sáng tạo, phân tích các lỗi sai trong sản phẩm 3D và một số câu chuyện thú vị liên quan tới nó mà diễn giả đang trình chiếu

Hai diễn giả còn lại nhận định, hiện tại có rất nhiều thiết bị, phần mềm hỗ trợ công việc này nhưng thứ đầu tiên các bạn trẻ cần có chính nền tảng chắc chắn về mỹ thuật, giải phẫu và phải luyện vẽ thường xuyên. Đồng thời, quá trình "điêu khắc trên máy tính" có thể mất vài ngày, vài tuần và thậm chí là phải vứt bỏ công sức nhiều tháng trời để làm lại từ đầu. Bởi vậy, đây không phải công việc phù hợp với những ai thiếu tính kiên nhẫn.

Không chỉ chia sẻ lý thuyết khô khan, các diễn giả còn trình chiếu các dự án mình từng thực hiện để khán giả có thể hình dung rõ dàng hơn về những gì mình muốn diễn đạt. 

Tác phẩm của bạn Vũ Hải sau quá trình học diễn hoạt 3D  (Nguồn: VTC Academy)

 

Kỹ thuật đồ hoạ vi tính hiện đang là một ngành mới, rất phát triển trên thị trường do nhu cầu tuyển dụng lớn. Người lao động có thể làm việc tại các công ty giải trí hoặc tự mở ra các studio đồ hoạ của riêng mình. Bởi vậy, hiện nay có rất nhiều bạn học sinh phổ thông đã mạnh dạn học ngành này tại các trung tâm dạy nghề thay vì đăng ký thi cao đẳng, đại học như trước đây.

Thế nhưng, cả bốn vị diễn giả đều nhấn mạnh: Các bạn trẻ cần phải xác định có rất nhiều thách thức ở phía trước. Bản thân mỗi người phải tự nỗ lực rất nhiều bởi công việc đòi hỏi phải giỏi cả về công nghệ và nghệ thuật. 

Trong khuôn khổ sự kiện, giới trẻ còn được tự tay trải nghiệm công nghệ vẽ bằng wacom, kính VR công nghệ thực tế ảo,...

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Học sinh thử sức ngành nghề mới, “thay đổi cả thế giới” với kỹ thuật đồ hoạ vi tính tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Con đi trải nghiệm, phụ huynh: Người vui, người tủi, người lo lắng

Theo chia sẻ của các phụ huynh, hoạt động trải nghiệm, về cơ bản đều mang đến những khám phá mới mẻ, thú vị, bổ ích, niềm vui cho con. Tuy nhiên, việc những hoạt động này liệu đã thực sự đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, nhận được sự đồng thuận của các phụ huynh và đã thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia hay chưa thì còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp.

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh có đang đi chệch quỹ đạo?

Môn học Hoạt động trải nghiệm đã đi vào giảng dạy chính thức tại các cấp học trên toàn quốc từ năm học 2020-2021 với ý nghĩa tốt đẹp là giáo dục nhân cách, kĩ năng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vậy nhưng, trong quá trình giảng dạy đã nảy sinh những bất cập.