Đại diện trẻ em Việt nam gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao của Quốc hội và Nhà nước nhằm tìm hiểu các công việc do cơ quan lập pháp và Chính phủ thực hiện nhằm thúc đẩy quyền trẻ em và thảo luận về các thách thức mà trẻ em Việt Nam đang gặp phải, đặc biệt là các trẻ em thiệt thòi. Trẻ em cũng sẽ “tiếp quản” mạng xã hôi của UNICEF Viêt Nam trong một tuần và truyền tải những thông điệp của trẻ em ở các vùng miền khác nhau trong cả nước.
”Với những thông điệp nghiêm túc, một ngày hành động cho trẻ em, bởi chính trẻ em. Khi trẻ em gặp mặt những nhà lãnh đạo chính phủ, các em có cơ hội đề cập đến những vấn đề thách thức nhất mà thế hệ các em đang phải đối mặt. Điều này phù hợp với bối cảnh của Việt Nam bởi vì Luật Trẻ em mới có hiệu lực của Việt Nam đã phù hợp hơn với Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, bao gồm quyền trẻ em được tham gia” ông Youssouf Abdel-Jelil, Đại diện UNICEF Việt Nam phát biểu.
Trẻ em Việt Nam sẽ cùng với hàng triệu trẻ em thế giới lên tiếng nhằm đảm bảo thực hiện quyền của trẻ em được sống, được bảo vệ và phát triển hết tiềm năng của mình. Ảnh: UNICEF Việt Nam
Ngày Trẻ em Thế giới được kỷ niệm vào ngày 20/11, là ngày Đại hội đồng LHQ thông qua Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em năm 1989. Chủ đề cho năm 2017 là "Kids Take Over" (Tạm dịch: Đón nhận trẻ em). UNICEF đã mời trẻ em trên khắp thế giới sẽ xung phong “tiếp quản” các vị trí quan trọng trong các cơ quan truyền thông, chính trị, doanh nghiệp, thể thao và giái trí nhằm giúp đưa các vấn đề về trẻ em vào chương trình nghị sự của công chúng.
Ngày 20/11 là ngày Đại hội đồng LHQ thông qua Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em năm 1989.
Rất nhiều những sự kiện được tổ chức ở Việt Nam: Gặp gỡ giữa đại diện trẻ em và Bác Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tích Quốc hội diễn ra ngày 20/11. Trẻ em sẽ được học hỏi về vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em. Các em cũng sẽ chia sẻ với Phó Chủ tịch Quốc hội về những kiến nghị của trẻ em tại Diễn đàn Trẻ em Quốc gia và đề đạt mong muốn nhận được sự quan tâm của Quốc hội trong việc giải quyết những vấn đề này.
Gặp gỡ giữa đại diện trẻ em với bác Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trẻ em sẽ được tìm hiểu về công việc của Bộ chủ quản về chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em. Các em cũng sẽ chia sẻ với Bộ trưởng những vấn đề mà trẻ em đang quan tâm, đặc biệt là vấn đề bạo lực đối với trẻ em và đề đạt mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của Bộ LĐTBXH trong việc giải quyết vấn đề này.
Từ ngày 17 - 21/11, trẻ em tiếp quản mạng xã hội của UNICEF Việt Nam. Trong vòng 1 tuần, một nhóm trẻ em ở Hà nội, TP Hồ Chí Mình và Lào Cai sẽ quản trị mạng xã hội của UNICEF Việt Nam nhằm lan tỏa tiếng nói của trẻ em đến được với đông đảo công chúng. Các em sẽ tự lên kế hoạch và sản xuất các tài liệu nhằm phản ánh tiếng nói của trẻ em trên các vùng miền khac nhau và đại diện cho các nhóm trẻ có hoàn cảnh khac nhau.
Trẻ em trên toàn thế giới có cơ hội tham gia vào sự kiện toàn cầu này. Trẻ em có thể xem bài hát được làm mới lại của P!NK với tiêu đề “Thế còn chúng ta thì sao” do nhóm Kids United và PS22 biểu diễn. Trẻ em được mời tham gia ghi hình lại những bước nhảy đặc biệt cho ngày Trẻ em Thế giới của mình và chia sẻ trên mang với hashtag #WorldChildrensDay. Những bước nhảy của trẻ em sẽ đươc lựa chọn để làm thành một phiên bản quốc tế của video này và sẽ được ra mắt vào tháng 12 năm nay.
Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Uỷ ban quyền trẻ Liên hợp quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.
Kim Hiền (Tổng hợp)