Những ý tưởng làm phao cứu sinh độc đáo giúp bạn thoát thân trong mùa lũ

Huệ Anh
Áo phao là vật dụng vô cùng cần thiết để sinh tồn trong mùa mưa lũ. Dưới đây là các loại phao đã được Nhà nước công nhận về sự khả thi, tiện lợi và giá thành rẻ phù hợp cho người dân trang bị trong gia đình.

Theo Dân Trí, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài đề nghị Chi cục đê điều Hà Nội tăng cường các lực lượng tuần tra canh gác và chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó trước tình hình lũ lụt tại Đồng bằng sông Hồng.

Người dân cũng cần phải tự trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân trong mùa mưa lũ, trong đó việc chuẩn bị áo phao rất quan trọng. Nếu không có sẵn áo phao tiêu chuẩn, bạn cần nhanh chóng tìm kiếm các vật dụng có khả năng nổi để làm áo phao tự chế. Dưới đây là các ý tưởng làm phao nổi đã được Nhà nước công nhận về tính năng của nó.

Phao đeo tay

Những chiếc phao tay hình hộp màu cam có thể nâng người bị nạn nổi lên mặt nước (Ảnh: Lê Quốc Kỳ)

Theo Báo Giao Thông, từ ngày 1/10/2015, Bộ Giao thông vận tải đã công nhận “Dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân” vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thiết bị cứu sinh dùng cho phương tiện thuỷ nội địa. Dụng cụ này có hình hộp chữ nhật, vỏ bọc bên ngoài là vải không thấm nước màu da cam, có dây đeo, chốt dây, dây bám, 8 miếng giấy phản quang và đeo vào tay để nổi người lên.

Ý tưởng này được hiện thực hoá từ hình ảnh các bạn nhỏ thường ôm khúc chuối, bình nhựa để tập bơi. Ông Đỗ Trung Học (Trưởng phòng Tàu sông thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) đã phát minh ra phao tay có sức nổi ổn định, gọn nhẹ, bền và giá thành chỉ có vài chục ngàn đồng.

Áo phao làm từ quần dài

Mô phỏng cách sử dụng loại phao tự chế từ quần dài (Video: PB One)

Theo Kinh Tế Đô Thị, cô giáo Phạm Ngọc Hiệp (THCS Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội) đã “hô biến” những chiếc quần dài thành áo phao hữu ích. Đầu tiên, cài cúc, kéo khoá, làm ướt quần và buộc thắt nút hai uống quần vào nhau. Người dùng lấy không khí vào đó rồi quàng phần quai lên cổ nhưng phải giữ chặt đai để không khí không lọt ra ngoài.

Áo phao từ chai lọ nhựa

Kiểm tra phao tự chế (Ảnh: Thanh Niên Online)

Theo Thanh Niên Online, ông Nguyễn Văn Lê đã sáng chế ra chiếc áo phao cứu sinh từ những vật dụng bỏ đi như quần dài, áo mưa, bình nhựa, can nhựa,...vừa rẻ vừa hữu dụng, phù hợp với các gia đình ở nông thôn. Sau quá trình kiểm tra chất lượng, chiếc áo phao tự chế này có đủ sức nâng và sức bền với người có trọng lượng khoảng 70kg.

Với các loại chai nhựa, đổ hết nước ra rồi vặn chặt nắp lại. Dùng một sợi dây buộc liên kết các cổ chai, sợi thứ hai buộc liên kết thân chai. Bạn cần buộc thắt nút để chai không tụt khỏi dây. Đối với bình 20 lít, buộc thắt chặt hai đầu vào làm dây đeo vào nách. Đối với quần dài thì buộc túm hai uống, bỏ chai nhựa vào trong rồi buộc đầu còn lại vào, tạo thành 2 quai đeo.

Như vậy, chiếc áo phao có thể đưa vào áp dụng thực tiễn cho nhân dân vùng lũ nếu họ chưa có đủ điều kiện trang bị cho mình chiếc áo phao theo đúng tiêu chuẩn.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những ý tưởng làm phao cứu sinh độc đáo giúp bạn thoát thân trong mùa lũ tại chuyên mục Góc ô mai của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc ô mai khác

VNeID cập nhật thông tin quê quán sau sáp nhập

Từ ngày 1/7, ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID đã bắt đầu cập nhật tự động thông tin quê quán, nơi cư trú và các dữ liệu cá nhân khác của công dân sau khi hoàn tất việc sáp nhập các đơn vị hành chính trên toàn quốc.

Gắn nông thôn mới với giảm nghèo bền vững

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững sẽ được hợp nhất từ năm 2026, để tạo bước tiến mới trong công cuộc phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

Bình Định: Lan tỏa tri thức – Thắp sáng tương lai tại vùng cao Vĩnh Thạnh

Với cách làm linh hoạt, gần gũi và sáng tạo, Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 6 “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin” đang từng bước rút ngắn khoảng cách tiếp cận thông tin tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số – những đối tượng yếu thế vốn ít có cơ hội nắm bắt kịp thời các chính sách, kỹ năng và tiến bộ xã hội.

Long An: Bàn giao nhà "Khăn quàng đỏ" cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Em Hồ Thị Ngọc Trân (xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, Long An) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở. Thấu hiểu điều đó, tổ chức Đoàn – Đội các cấp đã vận động xây dựng ngôi nhà với diện tích hơn 70m², kết cấu vách tường kiên cố, có mái lợp, nền lát gạch sạch sẽ.