Sau 2 tuần thí điểm, kế hoạch học trực tiếp của học sinh các cấp ở TP.HCM sẽ ra sao

Minh Hồng
Theo ông Dương Trí Dũng - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, TP. Thủ Đức và các quận huyện cần sẵn sàng kế hoạch cho học sinh các khối lớp khác đi học trở lại.

Trong buổi họp giao ban công tác triển khai các hoạt động về phòng chống dịch COVID-19 của ngành Giáo dục, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng yêu cầu phòng GD-ĐT các quận huyện và TP. Thủ Đức cần sẵn sàng kế hoạch cho các khối lớp khác đi học trở lại. 

Việc đầu tiên cần làm khi mở cửa trường học là tính toán các yếu tố ảnh hưởng, các nội dung phải chuẩn bị để đảm bảo các cơ sở còn lại được đưa vào hoạt động. Với những trường chưa mở cửa, phòng GD-ĐT có trách nhiệm hỗ trợ xây dựng kế hoạch an toàn phòng chống dịch, sẵn sàng trong tâm thế khi thành phố quyết định thì có kế hoạch cụ thể để tổ chức, triển khai dạy học trực tiếp. 

Hiện nay, các trường học tại TP.HCM đã đón học sinh lớp 9 và lớp 12 tới học trực tiếp. Sau 2 tuần thí điểm, 2 khối lớp này tiếp tục tới trường học trực tiếp, các trường sẽ căn cứ đánh giá điều kiện để đón dần các khối lớp khác. Thành phố sẽ có 1 tuần để đánh giá, xem xét và quyết định việc tiếp tục, mở rộng dần đối tượng hoặc tổ chức dạy học trực tiếp toàn thành phố từ ngày 3/1/2022.

Sáng 13/12, học sinh TP.HCM trở lại trường học trực tiếp - Ảnh 1
Học sinh TP.HCM trở lại trường học trực tiếp hôm 13/12. (Ảnh:VnExpress)

Phát biểu tại buổi họp, thầy Nguyễn Hùng Khương - Phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) cho rằng 2 tuần thí điểm dạy học trực tiếp với học sinh khối 12 được xem là quá trình để nhà trường tập dượt, quen tay trong tổ chức, khi xử lý các tình huống phát sinh liên quan đến dịch COVID-19 trong trường. Việc này giúp tâm lí của thầy cô, học sinh và cả phụ huynh cùng không hoang mang ngay cả khi xuất hiện F0, chuyển trạng thái thích ứng an toàn trong dịch.

TP.HCM hiện có 3 quận, huyện là TP.Thủ Đức, Củ Chi, Gò Vấp vẫn còn nhiều cơ sở đang được trưng dụng phục vụ nhiệm vụ phòng chống dịch. Ông Dũng đề nghị Trưởng phòng GDĐT các quận, huyện và TP.Thủ Đức phải có kế hoạch cụ thể, làm sao đảm bảo việc thu hồi các cơ sở giáo dục theo kế hoạch của Ban chỉ đạo và tổ chức sửa chữa để các cơ sở sẵn sàng tổ chức dạy và học trong thời gian tới.

Trong trường hợp phát hiện F0 trong trường, các quận, huyện phải theo dõi sát sao hoạt động của trường, kịp thời tham mưu cho địa phương, có chỉ đạo điều chỉnh nếu có. Đối với nhà trường, cần thường xuyên đánh giá tình hình biến động học sinh khi đi học trở lại, xem xét từng lý do nghỉ học của học sinh, thường xuyên có trao đổi với y tế địa phương.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Sau 2 tuần thí điểm, kế hoạch học trực tiếp của học sinh các cấp ở TP.HCM sẽ ra sao tại chuyên mục Học đường của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Học đường khác

Học sinh Trưng Vương tiến bước lên Đoàn

Ngày 25/3/2024 tại trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố tổ chức mô hình điểm cấp Thành phố Ngày hội “Tiến bước lên Đoàn”.

Ước mơ trở thành nhà Toán học

Ghé thăm lớp 5A7, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nếu bạn ngỏ ý muốn gặp “cây Toán” của lớp, hẳn là các bạn trong lớp sẽ vui vẻ giới thiệu ngay cậu bạn Nguyễn Hoàng Việt – người sở hữu một loạt thành tích ấn tượng cấp Quốc gia, Quốc tế với bộ môn thú vị này