STEM – Nền tảng vững chắc cho học sinh trong kỷ nguyên số

Ngọc Hà
Tại rất nhiều quốc gia phát triển, những phương pháp này được đào tạo thông qua phương pháp STEM, các phương pháp đào tạo năng lực tư duy và khả năng tự học, tư duy ngôn ngữ.

Trong hành trang trở thành công dân toàn cầu trong kỷ nguyên số, ngoài những kiến thức văn hóa, xã hội, các bạn học sinh còn cần được trang bị những kĩ năng như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học và tư duy ngôn ngữ…Tại rất nhiều quốc gia phát triển, những phương pháp này được đào tạo thông qua phương pháp STEM, các phương pháp đào tạo năng lực tư duy và khả năng tự học, tư duy ngôn ngữ.

STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học).  STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.

 

Có thể nói, giáo dục STEM, đào tạo năng lực tư duy, khả năng tự học hay tư duy ngôn ngữ  không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư mà các phương pháp này tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, tạo ra những trẻ em được coi là công dân toàn cầu trong thời đại kỷ nguyên số.

Hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm STEM đã được biết đến nhưng chỉ được ứng dụng trong phạm vi hẹp, những khái niệm như năng lực tư duy, kỹ năng tự học hay khả năng tư duy ngôn ngữ còn đang là những khái niệm mới, tuy nhiên thực tế, STEM là một khái niệm rộng, những phương pháp đào tạo năng lực tư duy, khả năng tự học hay tư duy ngôn ngữ là những phương thức giáo dục đặc biệt dành cho mọi lứa tuổi.

Trong Hội thảo quốc tế STEM với chủ đề "STEM – Nền tảng vững chắc cho học sinh trong kỷ nguyên số" diễn ra vào sáng ngày 18/11 tại Hà Nội, những nhà diễn giả hàng đầu thế giới đã gợi ý, chia sẻ cách ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến cho giáo viên và phụ huynh Việt Nam.

Tiến sĩ Diana Wehrell-Grabowski - Chuyên gia về Khoa học và STEM

Tiến sĩ Diana Wehrell-Grabowski đã đưa ra phần tham luận về Tổng Quan STEM trên thế giới. Bà là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về STEM và ứng dụng STEM vào lớp học. Bà vừa là một chuyên gia về Khoa học và STEM, vừa là 1 nhà sư phạm, 1 người truyền cảm hứng giáo dục trẻ nhỏ. Với 35 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy, bà đam mê phương pháp mang tính thực hành và ứng dụng vào thực tế lớp học hướng tới mục tiêu thay đổi việc giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh thế kỷ 21.

Tiến sĩ Diana đã chỉ ra rằng, tới năm 2022 có 9 triệu việc làm với các ngành nghề liên quan tới STEM và sẽ phát triển mạnh hơn các ngành nghề khác. Và chúng ta cần nắm bắt được xu hướng của thế giới để cha mẹ và giáo viên có những cách giáo dục khác. Tiến sĩ Diana nhấn mạnh :”Trẻ em đều là những nhà khoa học bẩm sinh. Chúng ta không nên bỏ phí bất kỳ một giây phút nào để cho trẻ em được tiếp cận với khoa học. Một chương trình STEM có chất lượng là một chương trình lấy học sinh làm gốc, tương tác với học sinh và khuyến khích sự sáng tạo. Mỗi trẻ em đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, các giáo viên nên phát huy được những điểm mạnh, tạo cho trẻ em một nền tảng vững chắc để có thể dung nạp kiến thức”.

Tiến sĩ cũng chỉ ra một số hạn chế trong phương pháp giáo dục truyền thống của chúng ta bằng “tháp Bloom”. Học sinh chúng ta hiện đang được tiếp nhận kiến thức ở 2 mức độ: ghi nhớ, hiểu biết. Tuy nhiên, Tiến sĩ Diana có đưa ra thêm 4 mức độ hiệu quả hơn: Ứng dụng; Phân tích; Đánh giá; Sáng tạo.

Ông Lee Chung Kook - Phó chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học thế giới WMO (World Mathematics Olympiad), nhà Sáng lập CMS Edu – Tập đoàn giáo dục hàng đầu thế giới về các chương trình phát triển tư duy sáng tạo.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia nghiên cứu Toán học, ông Lee Chung Kook (Phó chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học thế giới WMO, nhà sáng lập CMS Edu - Tập đoàn giáo dục hàng đầu thế giới về các chương trình phát triển tư duy sáng tạo) đã đưa ra bản tham luận về Phát triển tư duy sáng tạo. Đây là một trong những năng lực quan trọng nhất trong việc hình thành nên những công dân toàn cầu trong kỷ nguyên số. 

 

Một yếu tố quan trọng trong STEM, có thể kể tới ngôn ngữ. Ông Travis Stewart (Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển chương tình thuật của Tập đoàn Egroup) – Diễn giả đã chỉ cho chúng ta về lợi ích của ngôn ngữ, phương pháp tư duy ngôn ngữ và tự học. Hiện nay chúng ta không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức mà nó vượt qua mọi rào cản, biên giới các quốc gia và giúp chúng ta tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau. Từ đó sẽ nâng cao khả năng tương tác và là chìa khóa quan trọng dẫn tới thành công. Thành thạo tiếng Anh sẽ thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia, thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Các quốc gia thành thạo tiếng Anh không chỉ có GDP cao mà còn có chỉ số đổi mới sáng tạo rất cao.

Chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh, Ông Travis Stewart nói: “Thông thường chúng ta thường học tiếng Anh theo cách ghi nhớ, lặp lại một cách máy móc. Nhưng chúng ta cần thay đổi để có cách thức tư duy ngôn ngữ. Cha mẹ cần tạo ra môi trường thuận lợi để trẻ em phát huy tính sáng tạo, tò mò tìm hiểu về các ngôn ngữ”.

Ông Lee KiSeo – Diễn giả về Lập trình Robot. Ông là Chuyên gia hàng đầu của Sk telecom – Tập đoàn Viễn thông lớn nhất Hàn Quốc. Ông Lee KiSeo đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo lập trình đặc biệt là cho trẻ em lứa tuổi Mầm non, tiểu học

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết STEM – Nền tảng vững chắc cho học sinh trong kỷ nguyên số tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Học trò đất Tổ đọ tài nét hoa

Mới đây, tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ) đã tổ chức Lễ phát động Ngày hội Trạng Nguyên nhỏ tuổi lần thứ XXII, Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc - Bảng vàng ghi danh lần thứ IV và ngày hội Viết chữ đẹp tỉnh Phú Thọ, năm học 2023-2024.