Thảm họa bom nguyên tử ở Nhật khiến "teen" Sài Gòn rơi nước mắt

Nguyễn Nhật Linh
Khi được xem trích đoạn phim về thảm họa bom nguyên tử tại Nhật Bản năm 1945, các bạn học sinh trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn đã không cầm được nước mắt.

Sáng 8/11, trong tiết học liên môn Sử - Địa chủ đề "Nhật Bản - Sự trỗi dậy thần kỳ" tại hội trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn (quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), gần trăm học sinh lớp 11A4 và 11N được xem trích đoạn phim mô tả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản).

Khoảnh khắc quả bom mang tên "Little Boy" phát nổ, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người dân vô tội Nhật Bản (năm 1945) khiến hội trường im bặt. Vài nữ sinh lấy tay che mặt để ngăn giọt nước mắt vì xúc động.

Các bạn học sinh vô cùng xúc động khi xem trích đoạn phim.

Bạn Phương Nhi- học sính lớp 11A4 cho biết từng đọc, học về sự kiện lịch sử này nhưng hôm nay mới được chứng kiến diễn biến qua một bộ phim. "Trong khung cảnh bình yên của thành phố, mọi người đang học tập lao động bình thường thì chỉ trong chốc lát đã biến thành tro bụi. Em như thấu hiểu hơn những nỗi đau chiến tranh mà dân tộc Nhật Bản đã trải qua và càng khâm phục họ", Nhi nói.

Để chuẩn bị cho tiết học này, giáo viên bộ môn đã lập một trang Facebook với chủ đề trên, đưa hình ảnh, bản đồ lên đây để các bạn học sinh tìm hiểu trước. Tiết học được tiến hành theo hình thức giả định là thi chung kết cuộc thi "Nhìn ra thế giới". Giáo viên sẽ cho các bạn xem một đoạn video tổng quan về Nhật Bản. Nhiệm vụ của các đội là hoàn thành bảng thông tin tóm tắt nội dung vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản... và trình bày kết quả.

Cuối buổi học, các bạn học sinh trường Lê Quý Đôn còn được tìm hiểu và thuyết trình về khoa học- kỹ thuật của Nhật qua mô hình người máy Asimo, trình diễn trang phục Yukata và Kimono.

Các bạn học sinh hào hứng tham gia tiết học.

Thầy Nguyễn Tấn Ngữ Lê (giáo viên Địa) cho biết, cả thầy và trò mất hơn một tháng chuẩn bị cho tiết học. Đây là một trong những tiết học đổi mới, sáng tạo để chào đón ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới của trường.

"Việc học tích hợp liên môn như vậy giúp học sinh hiểu toàn diện hơn về một vấn đề, đồng thời khích lệ tinh thần tự học, khả năng sáng tạo của các em", thầy Lê nói.

Theo vnexpress.net

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thảm họa bom nguyên tử ở Nhật khiến "teen" Sài Gòn rơi nước mắt tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.