Tiếng Việt là môn học bắt buộc đối với học sinh Việt Nam ở trường quốc tế

Hương Nguyễn
Trong dự thảo Nghị định số 86 mới được công bố, Bộ GD&ĐT yêu cầu môn tiếng Việt và Việt Nam học là chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh Việt Nam theo học tại các trường quốc tế.

Theo đó, học sinh là công dân Việt Nam học tập chương trình giáo dục nước ngoài tại trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài phải học nội dung chương trình tiếng Việt, chương trình Việt Nam học.

Cụ thể, với giáo dục mầm non, trẻm em phải được giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt với thời lượng không ít hơn 2 lần/tuần, mỗi lần từ 25 – 35 phút. Mục tiêu chương trình nhằm giúp trẻ hình thành vốn từ vựng và các kỹ năng sử dụng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi và việc giao tiếp hàng ngày.

Đối với giáo dục tiểu học, chương trình tiếng Việt có thời lượng không ít hơn 140 phút/tuần, nhằm giúp học sinh phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt phù hợp với học tập và giao tiếp.

Học sinh lớp 4, 5 được học chương trình Việt Nam học với thời lượng không ít hơn 70 phút/tuần. Chương trình nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử, phong tục, truyền thống, đất nước và con người Việt Nam. Qua đó hình thành tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc cho các bạn.

Đối với giáo dục THCS và THPT, chương trình Việt Nam học có thời lượng không ít hơn 90 phút/ tuần. Không chỉ cung cấp kiến thức phổ thông, có tính hệ thống về lịch sử địa lý, văn hoá, truyền thống Việt Nam, chương trình còn bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và phát triển các phẩm chất cần thiết của công dân.

Bên cạnh đó, học sinh là người nước ngoài theo học tại các cơ sở giáo dục quốc tế cũng được khuyến khích học các môn tiếng Việt và Việt Nam học.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tiếng Việt là môn học bắt buộc đối với học sinh Việt Nam ở trường quốc tế tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Con đi trải nghiệm, phụ huynh: Người vui, người tủi, người lo lắng

Theo chia sẻ của các phụ huynh, hoạt động trải nghiệm, về cơ bản đều mang đến những khám phá mới mẻ, thú vị, bổ ích, niềm vui cho con. Tuy nhiên, việc những hoạt động này liệu đã thực sự đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, nhận được sự đồng thuận của các phụ huynh và đã thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia hay chưa thì còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp.

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh có đang đi chệch quỹ đạo?

Môn học Hoạt động trải nghiệm đã đi vào giảng dạy chính thức tại các cấp học trên toàn quốc từ năm học 2020-2021 với ý nghĩa tốt đẹp là giáo dục nhân cách, kĩ năng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vậy nhưng, trong quá trình giảng dạy đã nảy sinh những bất cập.