TP. Hồ Chí Minh "chạy đua" phòng học phục vụ 59.000 học sinh tăng thêm

Nguyễn Hà
Gần 2.000 phòng học mới sẽ được đưa vào sử dụng cho hơn 59.000 học sinh tăng thêm trong năm học này.

Tại cuộc họp triển khai kế hoạch năm học 2016-2017 tại UBND TP HCM sáng 26/7, thầy Lê Hoài Nam - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM - cho biết, số học sinh tăng trong năm nay tập trung chủ yếu ở các quận, huyện ngoại thành như quận 12 (tăng 4.258 học sinh), quận Bình Tân (tăng 5.746), huyện Bình Chánh (tăng 5.381)…

Năm học 2016 - 2017, TP. Hồ Chí Minh tăng thêm 59.000 bạn học sinh.

TP HCM đã đầu tư xây mới 1.919 phòng học với tổng vốn hơn 2.000 tỷ đồng phục vụ số học sinh này. Mục tiêu của ngành giáo dục đến năm 2020 sẽ đạt tỷ lệ 300 phòng học cho 10.000 dân.

Phó giám đốc Sở Giáo dục thông báo, trong năm học mới, thành phố cần tuyển thêm 4.958 giáo viên. Trong đó bậc mầm non cần 1.557 giáo viên, bậc tiểu học cần 1.544, còn lại là giáo viên bậc THCS, THPT, giảng viên trung cấp chuyên nghiệp.

Ngoài ra, Sở Giáo dục đang triển khai thí điểm giữ trẻ ngoài giờ tại quận Thủ Đức và Bình Tân sau 17h mỗi ngày, kể cả thứ bảy nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của công nhân. Bước đầu, chương trình mang lại hiệu quả tích cực và nhận được sự ủng hộ của người dân.

Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu lưu ý: 'Số học sinh tăng thêm từng năm phụ thuộc vào dân số nhập cư, tâm lý năm sinh… Chúng ta có thể tạm yên tâm khi thành phố luôn dành ngân sách cố định cho ngành giáo dục, hoặc kêu gọi xã hội hóa, nhưng điều đáng lo hiện nay là quỹ đất để làm chỗ học đang khan hiếm', bác Thu nêu vấn đề.

Riêng mô hình giữ trẻ ngoài giờ, Phó chủ tịch UBND TP HCM khuyến khích triển khai rộng hơn nữa tại các quận, huyện tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. 'Nhiều giáo viên mầm non không có nhu cầu dạy tăng cường ngoài giờ vì họ cũng có gia đình nên Sở Giáo dục cần vận động họ góp sức, hỗ trợ thành phố ở chương trình này', bác Thu chỉ đạo.

Phó chủ tịch UBND TP HCM cũng yêu cầu Sở cần có lộ trình chặt chẽ, phù hợp để chấm dứt việc dạy thêm, học thêm trong trường theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thành ủy thành phố.

Theo VnExpress

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết TP. Hồ Chí Minh "chạy đua" phòng học phục vụ 59.000 học sinh tăng thêm tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Việc làm tốt của Nhật Phương

Trong lớp 4A, trường Tiểu học Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai, Hà Nội), cô bạn Bùi Nhật Phương nổi bật với vẻ ngoài xinh xắn, giọng nói nhỏ nhẹ, thân thiện.

Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Được tin bạn Nguyễn Bảo Quyên và bạn Nguyễn Mỹ Gia Hân cùng học lớp 5G, trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã trao tặng mái tóc của mình cho các bệnh nhân ung thư thông qua “Doanh nghiệp xã hội mạng lưới ung thư vú Việt Nam” khiến thầy cô và các bạn trong trường đều rất nể phục.

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

"Cô Tổng" tài năng và yêu mến học trò

Hơn 16 năm công tác tại ngôi trường vùng xa của thị xã Điện Bàn, cô giáo Phan Thị Ngọc Phương (trường THCS Lê Văn Tám, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn nhiệt huyết, năng động, sáng tạo trong công việc và hết lòng thương yêu học trò.

Mô hình lớp học đường phố của thầy giáo Ấn Độ

Xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thầy giáo Deep Nayak, 37 tuổi, mong muốn mọi đứa trẻ đều được học hành đầy đủ. Để hiện thực hóa giấc mơ, anh dạy miễn phí cho trẻ em nghèo ngoài đường phố bang Tây Bengal, Ấn Độ.