Triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học

PV
Ngày 15/3 tại Lạng Sơn, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh Ngô Chuyên.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại Hội nghị

Chủ động triển khai công tác thí điểm

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết: “Xu hướng chuyển đổi số là cấp bách, thiết yếu trên mọi lĩnh vực. Theo đó, đối với ngành giáo dục là nguồn đào tạo nhân lực, nhân tài nên nhu cầu đó xuất phát từ nhà trường. Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT đã tập trung chỉ đạo tới các cơ sở giáo dục".

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dẫn chứng thêm, trong thời gian qua đặc biệt là giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra, các bậc học từ mầm non đến đại học tại các tỉnh, thành phố, thầy cô đã chủ động, sáng tạo, tâm huyết có nhiều phương thức phát huy cơ sở vật chất, đội ngũ để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Thời điểm gay go nhất trong Covid-19, chúng ta vẫn duy trì được công việc giảng dạy mặc dù, ngành Giáo dục là một trong những ngành bị tác động lớn bởi dịch bệnh nhưng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, sự chủ động của đội ngũ cán bộ, nhà giáo đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chúng ta đã nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo vì vậy đã có hệ thống dữ liệu về ngành, hệ thống các bài giảng để phối hợp với đài truyền hình giảng dạy. Trong thời gian qua, hầu hết các Sở GD&ĐT đã thực hiện nội dung chuyển đổi số với tinh thần chủ động, sáng tạo.

Với yêu cầu của đề án chuyển đổi số quốc gia cũng như của Bộ GD&ĐT, trước thực tiễn cấp bách đòi hỏi ngành phải triển khai thí điểm học bạ số, theo đó Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm học bạ số đối với cấp tiểu học.

Quang cảnh Hội nghị.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Qua nghiên cứu, chúng tôi sẽ thí điểm ở cấp tiểu học. Đây là điểm mới tác động đến nhiều đối tượng, số lượng học sinh lớn, số lượng giáo viên lớn theo đó chúng ta phải thận trọng từng bước.

Việc tổ chức thí điểm để nhân rộng, thực hiện đại trà cũng như làm tốt, chắc chắn hơn từ khung pháp lý, nội dung chuyên môn và quan trọng nhất là đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy cần vượt khó khăn, tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để thực hiện.

Qua Hội nghị này, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng mong rằng các Sở GD&ĐT đã làm tốt chia sẻ kinh nghiệm, cách thức; đưa ra những dự báo khó khăn, vướng mắc có thể gặp phải như cơ sở vật chất, đội ngũ để hội nghị lắng nghe cùng thảo luận nhằm chủ động tháo gỡ định hướng công tác thí điểm.

Thứ trưởng cũng đánh giá rất cao về những chuẩn bị của Vụ Giáo dục Tiểu học, các Sở GD&ĐT thời gian qua đã rất chủ động về chuyển đổi số và gần đây là trực tiếp triển khai, tập huấn bồi dưỡng về công dân số cho học sinh cấp tiểu học.

Năm học 2023-2024 thực hiện thí điểm ở 4 khối lớp

Triển khai thí điểm hệ thống học bạ số nhằm cung cấp quy trình, thủ tục quản lý sử dụng học bạ của học sinh cấp tiểu học bao gồm phần mềm hệ thống, tập huấn sử dụng; vận hành các chức năng, nghiệp vụ cơ bản trong tạo lập và sử dụng học bạ số.

Cụ thể, tạo lập, cập nhật học bạ số, quản lý và lưu trữ học bạ số. Sử dụng học bạ số (tra cứu thông tin, thực hiện các thủ tục hành chính sử dụng liên quan đến học bạ số); kết nối, trao đổi dữ liệu học bạ số với các cơ sở dữ liệu ngành giáo dục đào tạo, cơ sở dữ liệu quốc gia.

Tiến sĩ Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT.

Tiến sĩ Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết: “Các cơ sở giáo dục cấp tiểu học đảm bảo yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, chủ động nhân lực, nguồn lực để thực hiện các giải pháp, nội dung, yêu cầu đối với học bạ số bảo đảm, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm. Năm học 2023-2024 sẽ thực hiện thí điểm với các khối lớp 1, 2, 3 và 4 (các khối lớp thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT)”.

Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ học bạ số có đủ năng lực, kinh nghiệm cung cấp phương án, giải pháp triển khai học bạ số khả thi, an toàn, hiệu quả.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cũng cho biết thêm: “Các cơ sở tham gia thí điểm phải chuẩn bị các điều kiện như máy tính kết nối mạng Internet, phần mềm quản lý nhà trường để có thông tin, dữ liệu về giáo viên, học sinh, kết quả học tập; chữ ký số để giáo viên, ban giám hiệu ký và đóng dấu học bạ; nhân sự để quản trị, sử dụng phần mềm học bạ số”.

(theo GD&TĐ)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Đoàn công tác T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm việc với Đại sứ quán nước Việt Nam tại Hoa Kỳ

Ngày 20/4 (theo giờ Hoa Kỳ), bên lề Diễn đàn Thanh niên Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc, đoàn công tác của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.