Uống nước bọt có đỡ khát hơn không?

Dương Diệu Linh
Nhỡ khi bạn đang khát mà lại chưa có nước uống ngay thì nước bọt có "cứu cánh" được không nhỉ?

Như mọi người đều biết, nuốt nước bọt trong cơn khát không khiến bạn cảm thấy khá hơn. Nhưng tại sao lại như vậy? Nước bọt có chứa tới 98% nước, nhưng điều này là không có tác dụng, theo tiến sĩ Len Horovitz, một bác sĩ nội khoa của bệnh viện Lenox Hill, New York.

Uống nước bọt có đỡ khát hơn không?

“Trước hết, chúng ta phải biết nước bọt là gì”, Horovitz nói. “Đó là một chất lỏng có nồng độ rất lớn của protein và enzyme. Nồng độ này lớn hơn rất nhiều so với nước”.
Nước uống thông thường chứa nồng độ rất thấp muối hay các chất hòa tan so với mọi dịch lỏng của cơ thể. Và khi nói đến tính thẩm thấu, nước luôn chảy về phía có nồng độ chất cao hơn. Nếu bạn đang uống một loại nước có nồng độ thấp các chất khác, nước chảy về phía các tế bào của cơ thể và bạn hấp thụ chúng.
Ngược lại, khi uống một chất lỏng có nồng độ cao hơn, ví dụ như nước biển với nồng độ cao muối, nước trong cơ thể sẽ chảy về phía chất lỏng. Điều này khiến cơ thể bạn càng thêm mất nước.
Trong thực tế, hầu hết các chất lỏng trong cơ thể con người có nồng độ gần giống với nước muối bạn mua tại một cửa hàng thuốc. Vì vậy, nếu muốn bù nước vào cơ thể, bạn phải uống một loại nước có nồng độ chất thấp hơn.

Nước bọt không nằm trong số này. Nó có nồng độ tập trung enzyme và protein cao hơn nước muối, Horovitz nói. Thậm chí khi bạn khát, nồng độ nước bọt còn cao hơn bình thường. Đó là lý do tại sao khi nuốt nước bọt, nước trong cơ thể sẽ chảy về phía chúng, chứ không phải nước bọt sẽ chảy ngược lại các tế bào. Kết quả là bạn sẽ chỉ thêm khát.

Uống nước bọt có đỡ khát hơn không?

Một sự thật thú vị khác liên quan đến tính thẩm thấu và nồng độ nước trong cơ thể: hãy quan sát trường hợp một người bị mất nước nghiêm trọng. Nhân viên y tế sẽ truyền cho anh ta một dung dịch nước muối, thông qua đường tĩnh mạch, đặc biệt trong trường hợp anh ta không thể uống nước bằng đường miệng. “Khi bạn muốn bù nước cho một ai đó, bạn phải cung cấp cho họ nước mặn, bởi vì cơ thể chúng ta được làm nên từ "nước muối"”, Horovitz nói.

Nguyên nhân đến từ việc dung dịch nước muối là cân bằng với các dung dịch khác trong cơ thể. Nếu một người được truyền nước tinh khiết qua đường tĩnh mạch, nước sẽ đổ xô vào các tế bào, bên trong đó đang chứa các dịch lỏng với nồng độ cao hơn. Tế bào căng phồng lên và có nguy cơ sẽ vỡ tung.

Trở lại với cơn khát của bạn, nước bọt chắc chắn sẽ không có tác dụng. Tốt nhất bạn nên đi kiếm một nguồn nước, thay vì nghĩ rằng nuốt nước bọt sẽ tạm thời khiến cơn khát dịu đi. Tuy nhiên ở mặt khác, nước bọt đem đến nhiều lợi ích, hiển hình như bôi trơn đường tiêu hóa. Nước bọt cũng chứa các enzyme giúp phân giải chất đường bột, chất béo và protein. Ngoài ra, nó chứa cả chất kháng khuẩn, giúp duy trì sức khỏe răng miệng.

Theo Genk

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Uống nước bọt có đỡ khát hơn không? tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Khuyến cáo dịch bệnh gia tăng dịp cuối năm tại TP. Hồ Chí Minh

'Giai đoạn cuối năm là thời điểm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có khả năng tăng cao, trong đó bao gồm cả COVID-19. Bên cạnh đó, nhu cầu giao thương, du lịch vào cuối năm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan' - Đây là khuyến cáo vừa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) đưa ra trong thời điểm Tết Giáp Thìn 2024 đang cận kề.