Vật liệu nhẹ như lông hồng

Nhi Đồng
Aerogel là tên gọi chung của một nhóm các vật liệu nhân tạo có cùng đặc tính là chất rắn xốp, chứa phần lớn là không khí. Vì vậy cho nên chúng vô cùng nhẹ và cách nhiệt, cách âm cũng rất hiệu quả!

Ra đời từ cá cược

Bạn có biết rằng aerogel vốn là kết quả của một ván cá cược giữa các nhà khoa học? Nhà khoa học người Mỹ Sam Kistler (1900-1975) và đồng nghiệp đã tò mò muốn biết xem liệu có tồn tại một loại gel không lỏng (tức là không chảy được, tương tự như chiết xuất lô hội hay hồ dán) hay không. Không ngờ, vào năm 1931, ông đã phát minh ra loại aerogel đầu tiên và phổ biến nhất cho đến tận ngày nay, đó chính là aerogel từ silica. Do chính là chất cấu tạo nên thủy tinh, nên loại aerogel này không chỉ siêu nhẹ mà còn trong suốt, lại cách nhiệt siêu tốt nữa.

Aerogel silica trong suốt trên tay người sử dụng.
Aerogel silica trong suốt trên tay người sử dụng.

Aerogel trông ra sao?

Không phải aerogel nào cũng trong suốt như aerogel silica đâu! Aerogel là một nhóm các vật liệu muôn hình vạn trạng. Loại aerogel làm từ ô-xit sắt thì có màu nâu, cứng hơn và rất dễ cháy nổ. Aerogel với thành phần là graphen (một dạng các-bon) thì lại màu xám và trông bông xốp vô cùng, hiện đang giữ kỷ lục là vật liệu nhẹ nhất trên thế giới. Loại aerogel hữu cơ làm từ xen-lu-lô thì lại có màu trắng và trông ngon như kẹo bông vậy!

Tác phẩm “Đóa hoa” phô diễn toàn bộ
đặc tính của aerogel silica.
Tác phẩm “Đóa hoa” phô diễn toàn bộ đặc tính của aerogel silica.

Aerogel được chế tạo như thế nào?

Không chỉ chế tạo ra aerogel từ giấy thải và vải vụn, PGS TS Dương Minh Hải (một nhà nghiên cứu gốc Việt, công tác tại trường Đại học Quốc gia Singapore) còn “hóa phép” tàn tro bay từ than đá thành aerogel, giúp giảm bớt ô nhiễm môi trường từ các nhà máy nhiệt điện. Nhà khoa học này cũng đã cải tiến quy trình sản xuất aerogel sao cho bền vững, thân thiện hơn với môi trường.

Soi thật kỹ cấu trúc bên trong của aerogel graphen.
Soi thật kỹ cấu trúc bên trong của aerogel graphen.

Aerogel thực chất có thể được làm từ vô số các chất thuộc họ po-ly-me, do đó những ý tưởng như sử dụng cả xen-lu-lô hay tinh bột gạo để làm ra aerogel đã không còn quá xa vời. Thực tế, đã có nhiều loại aerogel hữu cơ được chế tạo trong những năm gần đây. Chỉ mới năm ngoái, PGS TS Lê Thị Kim Phụng (Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đã chế tạo thành công aerogel từ bã mía và sợi lá dứa, tạo nên loại aerogel trắng xốp với độ uốn dẻo vượt trội so với aerogel silica truyền thống. Aerogel sợi lá dứa còn là một giải pháp để xử lý sự cố tràn dầu ngoài khơi, nhờ vào khả năng thấm hút vượt trội (tốt hơn gấp đôi) các giải pháp hiện tại.

Ứng dụng siêu khủng của aerogel

Lịch sử của aerogel vô cơ đã có từ lâu đời, trong đó có nhiều vật liệu đáp ứng được nhu cầu chịu nhiệt, chịu tải. Tại Trung tâm nghiên cứu Glenn thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), các nhà khoa học đã tìm ra cách để làm cho aerogel vô cơ vừa bền hơn vừa dai hơn. Nhờ vậy mà aerogel của NASA mới có thể sử dụng được trong môi trường chân không ngoài vũ trụ đấy! Từ năm 1997, NASA đã sử dụng aerogel làm vật liệu cách nhiệt cho rô-bốt thám hiểm Sao Hỏa rồi.

Aerogel làm từ graphen hiện là vật liệu nhẹ nhất
thế giới.
Aerogel làm từ graphen hiện là vật liệu nhẹ nhất thế giới.

Với giá thành rẻ và thân thiện với môi trường hơn, những loại aerogel hữu cơ mới như của PGS.TS Lê Thị Kim Phụng đã mở ra thêm nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực môi trường, xây dựng, bảo quản thực phẩm hay thám hiểm không gian. Một ứng dụng tiềm tàng của vật liệu này chính là làm chất cách nhiệt siêu nhẹ trong tường chống nóng hay trong bộ đồ vũ trụ nhờ tính dẻo dai đặc biệt của nó.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Nhi Đồng, số 20+21 năm 2024. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Nhi Đồng. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vật liệu nhẹ như lông hồng tại chuyên mục Sành của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sành khác

Cảnh báo đến người dùng CapCut sau thay đổi điều khoản sử dụng

CapCut, một trong những ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí được ưa chuộng nhất hiện nay, vừa âm thầm cập nhật một thay đổi lớn trong Điều khoản dịch vụ. Động thái này có thể khiến nhiều người dùng trên toàn cầu lo ngại, khi họ phải chấp nhận chuyển giao quyền sử dụng đối với không chỉ cảnh quay mà còn cả giọng nói, khuôn mặt và nỗ lực sáng tạo mà không được đền bù.

Apple cân nhắc thâu tóm Perplexity để tăng tốc đua AI

Trong nỗ lực bắt kịp cuộc đua trí tuệ nhân tạo, Apple đang thảo luận khả năng mua lại Perplexity AI – startup đang nổi lên với công cụ tìm kiếm thời gian thực, nhằm củng cố công nghệ và đội ngũ nhân lực mảng AI.

Microsoft dần "khai tử" Control Panel, một huyền thoại sắp lùi vào dĩ vãng?

Control Panel tính năng quen thuộc gắn bó với hàng triệu người dùng Windows đang dần bị thay thế trên Windows 11. Cuộc “di cư” kéo dài từ giao diện cài đặt cổ điển sang ứng dụng Settings hiện đại lại tiếp tục với những thay đổi mới, đánh dấu thêm một bước tiến trong hành trình thống nhất hệ điều hành.

5 tính năng mới nổi bật trên iOS 26

iOS 26 ra mắt tại sự kiện WWDC 2025 với giao diện Liquid Glass được Apple giới thiệu là “mượt như pha lê”. Tuy nhiên, bên cạnh giao diện mới, hệ điều hành này còn bổ sung nhiều tính năng nhỏ nhưng hữu ích, giúp tối ưu trải nghiệm người dùng.

Sam Altman hé lộ mức tiêu thụ điện của ChatGPT

Sam Altman, CEO OpenAI, khẳng định mỗi lệnh truy vấn ChatGPT chỉ tiêu thụ điện năng tương đương một giây sử dụng lò nướng, nhằm trấn an những lo ngại về mức độ ngốn năng lượng của trí tuệ nhân tạo.