Lợi thế nào khiến thương hiệu Soya Garden không ngại chi mạnh tay nhằm sở hữu mặt bằng đắc địa nhất, liệu có phải chỉ vì giá trị marketing và khẳng định vị thế?
Vị trí đắc địa Ngã 6 Phù Đổng và sự "thèm muốn" khẳng định của các thương hiệu đình đám trong ngành F&B
Thương trường từ xưa đến nay đã chứng kiến rất nhiều những cuộc chiến về "mặt bằng bán lẻ” của các thương hiệu trong lĩnh vực F&B. Theo khảo sát của Q&Me (Tháng 5/2017), giá cao, vị trí không thuận tiện và chất lượng không tốt là những lý do chính khiến người dùng rời bỏ các cửa hàng ăn uống.
Theo một chuyên gia có kinh nghiệm khai thác mặt bằng cho một số thương hiệu F&B tại TP.HCM, các thương hiệu ngoại và những đơn vị nhượng quyền Việt Nam khi muốn thâm nhập một thị trường mới sẽ không ngại chi rất mạnh tay cho việc sở hữu mặt bằng đẹp.
Hiện nay, các doanh nghiệp nội địa với tầm nhìn xa rộng, sở hữu tiềm lực tài chính vững mạnh, cộng thêm danh tiếng có sẵn trên thị trường và sự quen thuộc với đối tượng khách hàng bản địa cũng là một thế lực đáng gờm trong cuộc chiến này.
Phân khúc “mặt bằng bán lẻ” luôn sốt nóng bất chấp những giai đoạn ảm đạm của thị trường bất động sản, đặc biệt tại những vị trí huyết mạch như ngã 6 Phù Đổng.
Vị trí ngã 6 Phù Đổng - cứ điểm của các thương hiệu lớn “quần hùng hội tụ” là ví dụ dễ thấy nhất cho sự cạnh tranh khốc liệt của cuộc chiến mặt bằng thương mại, không phải cứ có tiền là mua được.
Phúc Long từ bỏ những vị trí đắc địa và nhiều nghi vấn xung quanh
Ngày 5/8, Phúc Long thông báo đóng cửa hàng tại trung tâm thương mại sầm uất SC VivoCity (quận 7, TP.HCM). Cách đó chưa đầy 2 tháng, chuỗi này cũng nhường lại mặt bằng một cửa hàng khác tại vòng xoay ngã 6 Phù Đổng (quận 1, TP.HCM) cho thương hiệu sữa đậu nành hữu cơ Soya Garden. Đây đều là những vị trí “vàng” được nhiều thương hiệu săn đón, luôn tấp nập khách qua lại, là nút giao thông trọng yếu tại trung tâm Sài Gòn, có hơn 1 triệu lượt người qua lại mỗi ngày…dễ dàng trở thành "điểm hẹn" của cả trăm thương hiệu trà và cà phê đình đám.
Việc đóng cửa của Phúc Long trước hết được giới chuyên gia nhìn nhận ở khía cạnh cuộc chiến mặt bằng. Trước đây, vị trí ngã 6 Phù Đổng vốn đã luôn được săn đón nhờ vào những lợi thế độc tôn. Ngày nay, có càng nhiều những doanh nghiệp mới tham gia vào cuộc chơi F&B, Phúc Long thời điểm này lại vừa kết thúc hợp đồng 5 năm thuê mặt bằng và không thể tiếp tục chiếm ưu thế trước sự phát triển lớn mạnh của các thương hiệu mới.
Áp lực tranh giành thị phân với rất nhiều đối thủ mạnh cũng là nguyên nhân khiến Phúc Long dù được khách hàng rất ưa chuộng nhưng vẫn không thể kham nổỉ chi phí thuê mặt bằng được đẩy lên cao gấp đôi bởi nguồn cầu từ các doanh nghiệp khác với tiềm lực tài chính hùng hậu hơn.
Starbucks đặt cửa hàng đầu tiên của mình tại Ngã 6 Phù Đổng. (Ảnh Zing)
Để mất cứ điểm vào tay Soya Garden là hệ quả tất yếu
Soya Garden - đi vào vết xe đổ của Phúc Long hay mở ra xu hướng mới trong ngành F&B?
Vừa Nam tiến không lâu, Soya Garden nhanh chóng thế chân cơ sở Phúc Long khiến không ít người đặt ra nghi hoặc liệu Soya Garden có thể phát huy tốt ưu thế vị trí hay sẽ đi vào vết xe đổ của người “tiền nhiệm”.
Thực tế, với mong muốn chinh phục đối tượng khách hàng Sài Gòn, từ đó tạo bước đà thuận lợi cho chiến lược thâm nhập thị trường F&B miền Nam, Soya Garden không chỉ có lợi thế về mặt địa điểm. Thương hiệu này đã cho thấy thấu hiểu rõ nội lực của bản thân, am tường những thị hiếu hiện đại của thị trường, đón đầu những xu hướng mới hình thành trong đời sống của khách hàng mục tiêu.
Sở hữu lợi thế ấn tượng nhờ mặt bằng đắt giá tại vị trí kim cương – trục đường sầm uất, nhưng nội lực của Soya Garden đến từ những giá trị nền tảng mới thật sự đáng gờm.
Thứ nhất, người tiêu dùng ngày càng dành nhiều ưu ái cho các doanh nghiệp nội địa kinh doanh các sản phẩm có hương vị truyền thống. Theo Mintel – công ty nghiên cứu & phân tích thị trường toàn cầu, khách hàng hiện nay có xu hướng muốn “tìm lại hương vị ẩm thực xưa”. Sự đóng cửa của chuỗi trà sữa Đài Loan Ten Ren cũng cho thấy các thương hiệu ngoại nhập đang dần mất đi sự yêu thích.
Thứ hai, trong báo cáo về Thị trường thực phẩm và đồ uống hữu cơ bằng thực phẩm hữu cơ và đồ uống hữu cơ - Phân tích cơ hội toàn cầu và dự báo ngành, 2014-2022, thị trường này được định giá 115.984 triệu đô la năm 2015 và sẽ đạt 327.600 triệu đô la vào năm 2022. Thực phẩm hữu cơ ngày một chứng minh rõ tác dụng lành mạnh đối với sức khỏe con người.
Trong số các khu vực, Châu Á Thái Bình Dương chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường này.
Thứ 3, tư duy tiêu dùng hiện đại hình thành nên các tiêu chuẩn mới đối với mặt hàng thực phẩm nói riêng và các loại hàng hóa, dịch vụ nói chung. Thế hệ trẻ không chỉ có nhu cầu sử dụng các các sản phẩm mới, có tên tuổi uy tín, có nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn đặc biệt chú trọng đến các trải nghiệm mà thương hiệu tạo nên.
Soya Garden - Hệ thống đậu nành chuẩn hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam, đã phát triển thức uống truyền thông của dân tộc trở thành sản phẩm hiện đại phù hợp với xu hướng tiêu dùng trên toàn cầu và trong khu vực, vừa giữ được hương vị nguyên bản vừa bảo toàn trọn vẹn dinh dưỡng của hạt đậu nành, tốt cho sức khỏe và cải thiện vóc dáng. Cùng với sự phát triển của công nghệ áp dụng trong cả quá trình chế biến đến quy trình phục vụ, thương hiệu tự tin mang đến những sản phẩm đậu nành hữu cơ với chất lượng thuộc hàng siêu phẩm và dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp nhất.
Còn quá sớm để khẳng định sự thành công của Soya Garden trên thị trường F&B Sài Gòn. Tuy nhiên, người tiêu dùng hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng và hy vọng vào một xu hướng mới trong lĩnh vực ẩm thực, đồ uống, với các sản phẩm chất lượng cao, tốt cho sức khỏe và đem đến nhiều trải nghiệm đáng giá về cả vật chất & tinh thần.
(*) Nguồn tham khảo:
(1)https:src="//www.alliedmarketresearch.com/organic-food-beverage-market
(2)https:src="//www.prnewswire.com/news-releases/global-health-beverage-market-report-2018-300624945.html
(3)https://research.vietnambusiness.tv/2017edelmanfoodandbeveragetrendsfinalpdf-161215215606.pdf