Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia trong bảng xếp hạng năng lực tiếng Anh

NGỌC HÀ
Năm nay, Tổ chức giáo dục giáo dục Education First đã đưa ra bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ lớn nhất từ trước tới nay.

Với 88 quốc gia và khu vực, báo cáo năm 2018 của Tổ chức giáo dục Education First là bản xếp hạng có quy mô lớn nhất từ trước tới giờ. Bảng xếp hạng 88 quốc gia và vùng lãnh thổ đều là những quốc gia không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ.

Bảng xếp hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh ở 88 quốc gia.

Theo bảng xếp hạng này, Thụy Điển là quốc gia có mức thông thạo tiếng Anh là cao nhất. Quốc gia gần 10 triệu dân này liên tục giữ những vị trí đầu từ năm 2011 tới nay. Đã có 3 năm Thụy Điển giành vị trí số 1.

Bên cạnh Thụy Điển, một số quốc gia khác có năng lực thông thạo tiếng Anh khá cao như: Hà Lan, Singapore, Na Uy, Đan Mạch.

Ở châu Á, Singapore cải thiện vị trí đáng kể với vị trí số 3, Trung Quốc và Nhật Bản không có gì thay đổi so với năm trước và cả 2 đều nằm trong nhóm có mức thông thạo thấp. Tình trạng thiếu kỹ năng tiếng Anh ở khu vực Trung Á trở nên rõ ràng trong năm nay khi Uzbekistan và Kazakhstan rơi xuống nhóm mức độ thông thạo rất thaaos.

Quốc gia Việt Nam của chúng ta xếp thứ 41 trong số 88 quốc gia được đưa vào bảng xếp hạng. So với các năm trước thì năm nay Việt Nam tụt nhiều bậc (năm 2017 bậc 34, vị trí cao nhất từ đạt được là 28). Lý giải về điều này, do năm nay số lượng các quốc gia tham dự đánh giá tăng lên vì vậy vị trí của chúng ta bị đẩy xuống. Tổ chức giáo dục Education First đã chỉ ra các vùng của Việt Nam thông thạo tiếng Anh nhất là Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia trong bảng xếp hạng năng lực tiếng Anh tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Con đi trải nghiệm, phụ huynh: Người vui, người tủi, người lo lắng

Theo chia sẻ của các phụ huynh, hoạt động trải nghiệm, về cơ bản đều mang đến những khám phá mới mẻ, thú vị, bổ ích, niềm vui cho con. Tuy nhiên, việc những hoạt động này liệu đã thực sự đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, nhận được sự đồng thuận của các phụ huynh và đã thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia hay chưa thì còn nhiều câu hỏi cần phải giải đáp.

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh có đang đi chệch quỹ đạo?

Môn học Hoạt động trải nghiệm đã đi vào giảng dạy chính thức tại các cấp học trên toàn quốc từ năm học 2020-2021 với ý nghĩa tốt đẹp là giáo dục nhân cách, kĩ năng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vậy nhưng, trong quá trình giảng dạy đã nảy sinh những bất cập.