10 cử chỉ quen thuộc nhưng dễ bị hiểu lầm khi đi du lịch

Phan Thu Trang
Du lịch nước ngoài có rất nhiều khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Nếu không tìm hiều trước chuyến đi có thể bạn sẽ mắc phải những tình huống trớ trêu. 10 cử chỉ sau rất quen thuộc nhưng lại dễ khiến bạn dễ bị hiểu lầm.

1. Biểu tượng OK

Ở nhiều quốc gia, biểu tượng OK với vòng tròn được tạo thành bởi ngón cái và ngón trỏ có ý nghĩa là hài lòng với các dịch vụ mà bạn nhận được hay đồng tình với những điều người khác nói với bạn. Tuy nhiên, ở Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela, cử chỉ này lại dùng để chê bai một ai đó ngốc nghếch hay xúc phạm đến những người xung quanh. Còn ở Pháp, biểu tượng này không thể hiện sự thô tục, nhưng lại có nghĩa ngược lại là “không”. Sẽ là một lời chê khi bạn cố gắng truyền đạt hành động này với những đầu bếp người Pháp về món ăn của họ.

Lưu ý: Biểu tượng OK được coi là thô lỗ ở Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela và Pháp.

2. Tipping (tiền boa)

Ở một số nền văn hóa, “tip” là một điều cấm kỵ. Khi bạn đi tới nhà hàng cùng với một người bạn, bạn thường muốn biết liệu rằng những người khác thường “tip” cho nhân viên phục vụ bao nhiêu. Nếu biết rõ điều đó, bạn sẽ không sợ mình bị “quê mùa” hay thiếu lịch sự. Tuy nhiên, hành động này ở châu Âu không được chấp nhận và các nhân viên nhà hàng hoàn toàn vui vẻ khi bạn chỉ để tiền thanh toán trên bàn. Ở nhiều nước như Nhật Bản, thậm chí, tip còn được cho là một hành động thô lỗ, sỉ nhục bởi nhân viên phục vụ không cần tiền thưởng thêm để hoàn thành công việc mà họ được trả lương để làm việc với toàn bộ khả năng của họ.

Lưu ý: Tiền boa (tipping) được coi là thô lỗ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và Italy.

3. Đi giày

Hành động này được coi là thô lỗ nếu bạn đi giày vào trong đền chùa cũng như nhiều nhà hàng, khách sạn hay nhà riêng tại một số nước châu Á, đặc biệt là ở Nhật. Theo quan niệm của người Nhật, nếu đi giày vào nhà họ, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mang lại những bụi bẩn, điều không may và thiếu tôn trọng chủ nhà. Bạn có thể sử dụng dép đi trong nhà mà họ để sẵn ở cửa hoặc cởi giày, đi chân không vào nhà, để thể hiện thái độ lịch sự và tôn trọng gia chủ.

Lưu ý: Đi giày vào nhà được coi là thô lỗ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hawaii, Nam Thái Bình Dương và Thái Lan.

4. Khạc nhổ

Khạc nhổ bừa bãi tại những nơi công cộng ở Singapore, bạn có thể bị phạt tới 1.000SGD (khoảng hơn 16 triệu VND) cho lần vi phạm đầu tiên. Và tại Hong Kong, khạc nhổ hay vứt rác bừa bãi cũng bị phạt tới 1.500HKD (khoảng hơn 4 triệu VND). Nếu làm những hành động này, ngoài việc bị phạt tiền, bạn còn phải nhận những ánh mắt kỳ thị của người dân tại những nước này.

Lưu ý: Nhạc nhổ bừa bãi được coi là thô lỗ ở Nhật Bản, Singapore và Hong Kong.

5. Hỉ mũi nơi công cộng

Hỉ mũi là âm thanh không phải khó chịu nhất hay khó nghe nhất trên thế giới, chỉ đơn giản là không thoải mái nếu bạn bị ai bắt gặp. Tuy nhiên, ở một vài nơi, đặc biệt là Nhật Bản, hành động này lại cực kỳ khó chịu khi thực hiện nơi công cộng và dễ bị “ghét” nếu bạn làm điều đó trước mặt người khác.

Lưu ý: Hỉ mũi ở nơi công cộng được coi là thô lỗ ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ả Rập Saudi và Pháp.

6. Ngồi ghế sau ô tô

Ở Australia và New Zealand, việc ngồi ghế sau trên xe taxi trong khi ghế trước vẫn còn trống bị coi là thô lỗ.

Lưu ý: Ngồi ghế sau xe ô tô được coi là thô lỗ ở Australia, New Zealand, Trung Đông, Trung Quốc, Ai-len và Scotland.

7. Ăn bằng tay trái

Ở Ấn Độ và một số nền văn hóa khác, việc ăn bằng tay là chuyện bình thường, thậm chí họ coi hành động ăn bằng tay còn lịch sự hơn cả việc dùng dao nĩa. Tuy nhiên bạn phải dùng tay phải để ăn vì người Ấn Độ không bao giờ dùng tay trái bốc thức ăn cả.

Lưu ý: Ăn bằng tay trái được coi là thô lỗ ở Ấn Độ, Trung Đông, Sri Lanka, Indonesia, Malaysia và Châu Phi.

8. Ăn bằng tay

Việc sử dụng tay để ăn được coi là bất lịch sự ở nhiều nước, đặc biệt là Chile, nơi mà thậm chí khi ăn một chiếc hamburger, khoai tây chiên hay bánh pizza cũng phải sử dụng dao và dĩa.

Lưu ý: Ăn bằng tay được coi là thô lỗ ở Chile, một số nước châu Âu khác và Brazil.

9. Xoa đầu người khác

Thông thường, mọi người vẫn hay dùng lòng bàn tay xoa đầu một em bé khi khen em ngoan hay dễ thương. Tuy vậy trong Phật giáo, đỉnh đầu là nơi cao nhất của cơ thể, là nơi tinh thần tồn tại, và là nơi không thể xâm phạm kể cả là người lớn hay trẻ con. Do đó, khi du lịch tại các nước với dân số đa phần theo đạo Phật, bạn đừng dùng hành động tỏ ra người lớn này.

Lưu ý: Xoa đầu người khác được coi là thô lỗ ở Sri Lanka, Campuchia, Myanmar, Bhutan và Lào.

10. Cười với người lạ

Ở một số nước châu Á, một cái nhìn trìu mến cùng nụ cười với một người không quen biết sẽ khiến người đó cảm thấy không thoải mái. Ở Nga cũng vậy, việc bạn mỉm cười với người lạ sẽ gây nên phiền phức. Người Nga quan niệm nụ cười là động tác của sự thân mật và chỉ nên dành riêng cho những người quen biết. Nếu không quen mà mỉm cười, họ sẽ ngay lập tức nghĩ bạn là kẻ giả dối.

Lưu ý: Việc mỉm cười với người lạ được coi là thô lỗ ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.

Trang Nguyen

(Theo wanderlusttips)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 10 cử chỉ quen thuộc nhưng dễ bị hiểu lầm khi đi du lịch tại chuyên mục Hành Trang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Hành Trang khác

Bảng chữ cái tiếng Anh được hình thành như thế nào?

Một biểu đồ nho nhỏ do Matt Baker của trang Useful Charts đã cho thấy, kỳ thực bảng ký tự tiếng Anh mà chúng ta sử dụng ngày nay đã có nguồn gốc từ những ký tự tượng hình của người Ai Cập cổ đại gần 4.000 năm trước (khoảng năm 1750 trước Công Nguyên).