10 quốc gia có nền giáo dục "chậm tiến" nhất thế giới

Nguyễn Hà
Nhiều nước đang phát triển, vấn đề giáo dục của họ rất nan giải. Liên Hợp Quốc vừa công bố có những nơi "tiến bộ gần như bằng không" trong suốt thập kỷ qua khi không có trường học phục vụ học sinh.

Một con số đáng kinh ngạc mà Liên Hợp Quốc vừa công bố là hơn 600 triệu trẻ em không được tới trường. Dưới đây là 10 quốc gia luôn "chậm tiến" về giáo dục:

Nam Sudan đây là quốc gia phải đối mặt với nhiều bạo lực và chiến tranh. Hậu quả mà nó để lại khiến các trường học bị tàn phá khủng khiếp, nhiều gia đình đã buộc phải rời khỏi nhà và đi tới trại tị nạn. Có gần 3/4 trẻ em gái ở đất nước Nam Sudan không được tới trường.

Đứng thứ 2 là Cộng hòa Trung Phi: sự thiếu thốn giáo viên khiến cơ hội tới trường của trẻ em nước này cũng bị hạn chế. Tỷ lệ giữa giáo viên và học sinh là 1/80. Các số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy những bé gái ở các quốc gia có xung đột bị giảm 1/2 cơ hội đến trường.

Xếp thứ 3 là Niger. Ở quốc gia này chỉ có 17% phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 24 biết đọc chữ. Quốc gia Tây Phi này có trình độ thấp nhất trên thế giới khi chỉ có 5,2% dân số học hết trung học và gần 31% dân số bỏ học ở bậc tiểu học. Đặc biệt là ở trẻ em gái và phụ nữ, vào năm 2012 Liên Hợp Quốc công bố có tới 70% trẻ em gái chưa bao giờ tới trường.

Afghanistan xếp thứ tư, là quốc gia có tình trạng bất bình đẳng giới cao. Các bé trai có cơ hội đến trường nhiều hơn các bé gái.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc có 1/3 dân số khoảng 14,5 triệu người dân nước Chad rơi vào khủng hoảng bởi những cuộc di dân. Và chắc chắn trẻ em sẽ không được tới trường. Cũng giống như Cộng Hòa Trung Phi khi Chad có tỷ lệ giáo viên trên số học sinh là 1/62. Và có lẽ cũng không quá ngạc nhiên khi có 49% sinh viên nước này bỏ học. Vào tháng 2/2017, Tổ chức Toàn cầu về Giáo dục đã trợ cấp gần 7 triệu USD cho quốc gia này để hỗ trợ cho những người tị nạn được đi học.

Quốc gia đứng thứ sáu trong danh sách những nơi nữ sinh khó đến trường nhất là Mali. Tại đây, chỉ 38% bé gái học tiểu học.  Tuy nhiên trong năm nay, giáo dục của đất nước này đã có sự khởi sắc vì đã giảm 1 nửa tỷ lệ học sinh bỏ học và tỷ lệ giáo viên giảng dạy học sinh giảm từ 1/41 xuống còn 1/14.

Xếp ở vị trí thứ bảy, tổng thời gian giáo dục trung bình của phụ nữ trên 25 tuổi ở Guinea là dưới một năm. Nằm ở khu vực Tây Phi, quốc gia này có mức tăng trưởng hàng năm âm. Năm 2009, GDP bình quân của nước này chỉ là 1.100 USD/năm. Nông nghiệp chiếm 2/3 lực lượng lao động. Dịch vụ chăm sóc yếu kém. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ diễn ra phổ biến và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh vào loại cao nhất thế giới.

Quốc gia có chỉ số tồi về giáo dục đứng thứ 6 là Burkina Faso, khi chỉ có 1% trẻ em gái hoàn thành bậc trung học. Về mặt tích cực, Burkina Faso đã có những hành động nhằm rút ngắn khoảng cách giáo dục với các nước lân cận. Năm ngoái phu nhân cựu tổng thống Mỹ bà Michelle Obama đã chọn đất nước này trong kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục.

Là quốc gia nằm ở Tây Phi, Liberia chìm trong nội chiến suốt nhiều năm khiến tình hình an ninh bất ổn, nền kinh tế bị tàn phá. Phần lớn lực lượng lao động phục vụ cho nông nghiệp. 2/3 học sinh trong độ tuổi tiểu học không được đến trường.

Đứng ở vị trí thứ 10 là Ethiopia. Chỉ có khoảng 39% dân số ở quốc gia này biết chữ và 29% dân số học hết cấp 2. Đây cũng có thể coi là con số tích cực với quốc gia Ethiopia vì trong 20 năm qua, học sinh tiểu học đã tăng 4 lần. Nạn tảo hôn tại Ethiopia đã ảnh hưởng lớn đến cơ hội đi học của nữ giới. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, cứ 5 bé gái lại có 2 em kết hôn trước 18 tuổi.

Ngọc Hà (Theo BBC, Global Citizen)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 10 quốc gia có nền giáo dục "chậm tiến" nhất thế giới tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.