16 lớp học thiếu thốn nhất trên thế giới

Nguyễn Hà
Hang động, đỉnh núi, bãi đất trống...đều là những không gian có thể sáng tạo trở thành những lớp học sôi nổi.

Không phải tiết học nào cũng được diễn ra bên trong tòa nhà có mái che trang bị quạt và máy lạnh. Ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là những khu vực nghèo, vùng sâu vùng xa, khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai...giáo viên và học sinh thường phải sáng tạo không gian học, phù hợp với mục đích giáo dục.

Một số nơi, lớp học thường là gác mái vào những buổi tối, những nơi khác là hang động hoặc trên đỉnh núi. Nhưng không khí ở những lớp học tạm này chẳng khác gì một trường học truyền thống cả.

Tại khu ổ chuột  Cite-Soleil thuộc thủ đô Port-au-Prince của Haiti, hàng chục trẻ em phải học ở ngoài trời. Nhưng chỉ có rất ít bàn học và ghế ngồi, sách vở.

Tại Karachi, Pakistan, thầy trò tận dụng tầng thượng của cửa hàng để học bài. Tất cả học sinh ngồi bệt nghe giảng, chép bài. Chiếc ghế duy nhất trong lớp được dành cho giáo viên.

Tại trường Wheels trong một khu ổ chuột ở Ấn Độ, trẻ em được dạy bảng chữ cái Telugu bên trong một chiếc xe bus bị bỏ hoang.

Khu tái định cư Pueblo Nuevo ở Mexico đã dựng lên lớp học tạm từ một chiếc xe bus cũ, tường và mái che được làm từ tre và lá cây.

Các cô gái Afghanistan tụ tập trên sa mạc Jalalabad để tham dự hội thảo của tổ chức phi chính phủ Ủy ban Vì sự tiến bộ Nông thôn Bangladesh. Bình thường, nơi đây vốn là lớp học của họ.

Ở Thủ đô Kabul (Afghanistan), một giáo viên nữ giảng dạy lớp học toàn con trai ngay giữa đống đổ nát.

Cách thủ đô Kabul 170km, tại Sang Surakh, học sinh học trên đồi. Lớp học là tấm bảng dựng tạm cùng tấm chiếu cũ để học sinh ngồi.

Tại Beirut, Lebanon, một cô bạn 10 tuổi dạy học cho trẻ em tị nạn trên bãi đất trống trong rừng.

Năm 2005, trận động đất 7,6 độ gần như tàn phá toàn bộ thành phố Muzaffarabad, Pakistan. Giữa đống đổ nát ấy, một cậu bé vẫn chăm chỉ luyện Toán trên tấm bảng đen đơn sơ.

Cũng hứng chịu hậu quả nặng nề từ trận động đất năm 2008, nhưng các giáo viên ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) vẫn dựng lên bàn học giữa những tòa nhà đổ nát.

 

Cũng tại thời điểm đó, thầy trò tỉnh Quý Châu ở tây nam Trung Quốc, dựng trường trong hang động trên núi.

Tại Kenya, những đứa trẻ tị nạn người Somali cũng không thể theo học tại một ngôi trường tử tế. Các em học bài ở những lớp học tạm bợ, tập viết kinh Koran trên tấm gỗ dài.

Trẻ em ở Kogi (Nigieria) phải học dưới cái lán tạm bợ với những chiếc ghế dài sau trận lũ kinh hoàng.

Học sinh ở một trường tiểu học New Delhi (Ấn Độ) ngồi học bài trên chiếc bạt trải dưới đất.

Ở Indonesia, thị trấn Krueng Raya tổ chức ở ngoài trời như một phần của trường tiểu học Acehese.

Làng Mawasi, dọc theo dải Gaza, Palestine, học sinh tận dụng những chiếc container cũ để biến chúng thành lớp học.

Ngọc Hà (Theo Businessinsider)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 16 lớp học thiếu thốn nhất trên thế giới tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Rộn ràng ngày hội STEM “Những nhà phát minh tương lai”

Các bạn học sinh của trường THCS Phan Tây Hồ (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) vừa tưng bừng tham gia Ngày hội giáo dục STEM “Những nhà phát minh tương lai” lần thứ 4 và Ngày hội Toán học lần thứ 1 năm học 2023 – 2024 ngay tại ngôi trường thân yêu của mình.