Các căn bệnh truyền nhiễm là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất của nhân loại. Ngày nay, các nhà khoa học chỉ mất vài tuần để xác định nguyên nhân của đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Thế nhưng trong quá khứ, từng có nhiều đợt bùng phát dịch bệnh nhưng nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng. Dưới đây là 6 dịch bệnh bí ẩn nhất chưa có lời giải.
1. Bệnh dịch thành Athens
Một trong những trận dịch đầu tiên trong lịch sử được ghi lại là “bệnh dịch thành Athens”.
Mặc dù dịch bệnh này được cho là do virus dịch hạch gây ra nhưng nguyên nhân này vẫn không được công nhận chính thức. Một số chuyên gia cho rằng, đó có thể là bệnh thương hàn hoặc sự xuất hiện sớm của bệnh Ebola, gây ra các triệu chứng như sốt cao, nôn ra máu, tổn thương trên da.
2. Dịch bệnh đổ mồ hôi
Gần cuối thế kỷ 15, nhiều người dân ở Anh (và sau đó là châu Âu) đột nhiên bị ớn lạnh, nhức đầu, đau khắp tứ chi và vai. Trong vòng vài giờ, họ bắt đầu đổ mồ hôi nhiều. Chỉ trong vòng 1 ngày, có tới 50% người bệnh qua đời. Căn bệnh này được gọi là dịch bệnh đổ mồ hôi.
Chân dung của cậu bé Charles Brandon (14 tuổi) và anh trai Henry chết vì căn bệnh đổ mồ hôi chỉ cách nhau 1 giờ vào năm 1551
Sự bùng phát của dịch bệnh đổ mồ hôi kéo dài đến những năm 1500, phổ biến vào cuối mùa xuân và mùa hè.
Đợt đổ mồ hôi cuối cùng được ghi nhận vào năm 1578, sau đó nó biến mất hoàn toàn.
Một số giả thuyết về nguyên nhân của dịch bệnh này là do sốt tái phát, bệnh do bọ ve gây ra với một số triệu chứng tương tự, hoặc do hantavirrus – loại virus thường lây lan qua chuột và có khả năng gây tử vong nhanh.
Những đợt bùng phát mồ hôi bí ẩn cũng xuất hiện khắp nước Pháp vào thế kỷ 18 và 19. Những đợt bùng phát cuối cùng được cho là do một căn bệnh có tên đổ mồ hôi Picardy. Tuy nhiên, các triệu chứng ghi nhận không hoàn toàn giống với bệnh đổ mồ hôi bình thường. Các chuyên gia không biết liệu 2 căn bệnh này có liên quan với nhau hay không.
3. Cocoliztli
Vào thế kỷ 16, một trận dịch bệnh xảy ra trên khắp Mexico ngày nay đã tàn phá dân số Aztec bản địa, giết chết hàng triệu người.
Các đợt bùng phát dịch bệnh không được xác nhận là do các bệnh vào thời điểm đó gây ra như đậu mùa. Người dân địa phương tạm gọi đó là Cocoliztli (bệnh dịch).
Một ngôi mộ tập thể có từ thế kỷ thứ 16 được tìm thấy ở miền nam Mexico, nơi các nhà nghiên cứu khai quật được các mẫu răng chứa vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân gây ra dịch Cocoliztli
Những người mắc cocoliztli có các triệu chứng như đau đầu, vàng da, sốt, đau dữ dội quanh ngực và chảy máu từ mắt và tai. Những triệu chứng này hỗ trợ cho giả thuyết một loại sốt xuất huyết do virus chưa biết tên tương tự như Ebola gây ra.
Tuy nhiên, vào năm 2018, một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra một thủ phạm khác bằng cách nghiên cứu DNA trên răng của 11 bộ xương tìm thấy trong khu mộ ở miền nam Mexico, đó là một loài vi khuẩn salmonella có tên là Salmonella enterica. Tuy nhiên, nguyên nhân cuối cùng vẫn chưa được xác nhận và vẫn đang tranh cãi.
4. Great Dying (tạm dịch: Đại diệt vong)
Năm 1616, một làn sóng dịch bệnh khủng khiếp lan rông khắp một vùng – nơi mà ngày nay được gọi là New England. Các đợt bùng phát được cho là đã quét sạch tới 90% dân số, giết chết hàng nghìn người.
The Embarkation of the Pilgrims (1857), của họa sĩ người Mỹ Robert Walter Weir
Bởi vì sự càn quét này xảy ra ngay trước khi những người hành hương châu Âu đến định cư tại khu vực này, một số người dân coi đó là dấu hiệu của thần thánh dọn đường cho họ sống yên ổn ở đó.
Trên thực tế, nhiều người tin rằng, khả năng là do những người châu Âu mang mầm bệnh tới khi thám hiểm tại nơi này, khiến những người dân bản địa không có khả năng miễn dịch trước đó bị nhiễm bệnh.
Có nhiều phỏng đoán về nguyên nhân gây ra Great Dying như bệnh đậu mùa, sốt vàng da, bệnh dịch hạch và gần đây là bệnh leptospirosis - một bệnh do vi khuẩn hiếm gặp lây lan qua nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với thực phẩm, nước bị ô nhiễm.
5. Viêm não Lethargica
Vào khoảng thời gian diễn ra Thế chiến thứ I, một dịch bệnh khó hiểu về thần kinh xuất hiện. Giữa năm 1915 và 1928, sự bùng phát của dịch bệnh được ghi nhận trên khắp thế giới.
Hình minh họa mô não nhìn thấy dưới kính hiển vi được thu thập từ một con khỉ được cho là mắc bệnh viêm não hôn mê. Hình ảnh này được đưa vào một cuốn sách viết về tình trạng này của nhà thần kinh học người Áo Constantin von Economo, người đã khám phá ra nó
Về mặt y học, dịch bệnh này được gọi là bệnh viêm não hôn mê hay còn gọi là “bệnh buồn ngủ”. Các triệu chứng của nó bao gồm sốt, quáng gà, đau đầu và cảm giác buồn ngủ ngày càng tăng.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái hôn mê và không bao giờ tỉnh dậy. Những người sống sót thường sẽ bị các vấn đề về thần kinh kéo dài.
Người ta ước tính rằng, hơn 1 triệu người có thể đã mắc bệnh viêm não hôn mê và có tới 500.000 người đã chết vì căn bệnh này. Các giả thuyết về nguyên nhân bao gồm bị nhiễm độc, lây nhiễm virus (có thể là cúm) lên não, phản ứng tự miễn dịch xuất hiện sau khi nhiễm trùng. Đây có thể là một biến chứng hiếm gặp đối với nhiều bệnh truyền nhiễm đã biết.
6. Sa sút trí tuệ New Brunswick
Một hộp sọ được trưng bày tại triển lãm Wellcome Trusts 'Brains' tại Wellcome Collection vào ngày 27//2012 tại London, Anh
Vào tháng 3 năm 2021, các quan chức y tế công cộng ở New Brunswick, Canada tiết lộ rằng, họ đã theo dõi một nhóm người địa phương mắc chứng bệnh giống như mất trí nhớ mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Đã có 43 trường hợp mắc bệnh được ghi nhận ở mọi người ở mọi lứa tuổi kể từ năm 2015, 5 người đã chết sau khi được chẩn đoán. Các triệu chứng bao gồm mất trí nhớ, ảo giác và cử động cơ không tự chủ.
Các protein bị rối loạn chức năng được truyền tới và tích tụ trong não ban đầu được nghi ngờ là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Sau đó, một số bằng chứng khác được thu thập từ việc khám nghiệm tử thi không tán thành nguyên nhân trên.
Các nguyên nhân khác bị nghi ngờ là do người bệnh tiếp xúc với chất độc hoặc do một số tác nhân truyền nhiễm khác.