Tiểu dự án Giảm nghèo về thông tin trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

Đức Trọng
Nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm và bền vững, hỗ trợ người dân vươn lên vượt qua mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì triển khai Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin, thuộc Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin với nhiệm vụ tập trung vào việc nâng cao năng lực thông tin – truyền thông tại các địa phương, góp phần rút ngắn khoảng cách tiếp cận thông tin giữa các vùng, miền, đặc biệt là khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Một trong những nội dung quan trọng là nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thông tin và truyền thông. Bộ Thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn các địa phương xây dựng nền tảng công nghệ, đầu tư trang thiết bị, thuê dịch vụ CNTT để phục vụ công tác tập huấn, đào tạo. Các lớp bồi dưỡng được thiết kế phù hợp, có thời lượng tối đa 5 ngày, sử dụng tài liệu in và điện tử, trong đó có cả tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Bên cạnh đó, Bộ cũng triển khai thiết lập các cụm thông tin điện tử công cộng tại cửa khẩu biên giới, ưu tiên khu vực biên giới đất liền. Đây là hệ thống thiết bị điện tử màn hình lớn, có khả năng hiển thị thông tin đa dạng, phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại, cung cấp thông tin thiết yếu cho người dân vùng biên. Cụm thông tin được lắp đặt cố định, bảo đảm an toàn, bảo mật và có kết nối với đơn vị quản lý nội dung.

Tiểu dự án cũng chú trọng mở rộng các điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm bưu chính vùng đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo. Các điểm này phục vụ miễn phí người dân với các dịch vụ đọc sách, báo, tạp chí (cả bản in và điện tử); cung cấp internet băng rộng để khai thác thông tin, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và tiếp cận chính sách xã hội.

Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông còn tập trung tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở, bao gồm cả hệ thống đài truyền thanh cấp xã và trang thiết bị phục vụ thông tin đối ngoại tại các đồn biên phòng. Các thiết bị được lựa chọn phù hợp với điều kiện địa hình khó khăn, đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn trong môi trường đặc thù.

Đối với đài truyền thanh cấp xã, các địa phương được hỗ trợ thiết lập mới đối với các xã chưa có đài, mở rộng hệ thống cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông để truyền tải thông tin nhanh chóng, chính xác đến từng hộ dân. Các cụm loa truyền thống hư hỏng cũng được thay thế bằng hệ thống truyền thanh thông minh, theo đúng quy định tại Thông tư số 39/2020/TT-BTTTT.

Cuối cùng, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai hoạt động tăng cường nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội, ưu tiên các xã khó khăn, xã đảo. Đây là giải pháp giúp người dân tiếp cận thông tin chính thống, nâng cao nhận thức, từ đó thay đổi hành vi, chủ động tiếp cận cơ hội phát triển và thoát nghèo bền vững.

Với cách tiếp cận đồng bộ và sát thực tế, Tiểu dự án 1 không chỉ góp phần giảm nghèo về thông tin mà còn thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện ở cơ sở, mở rộng quyền tiếp cận thông tin cho người dân, đặc biệt là ở những nơi còn nhiều khó khăn.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Tiểu dự án Giảm nghèo về thông tin trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Báo Đội - Nhịp cầu giữa gia đình và nhà trường

Trong hành trình giáo dục và rèn luyện học sinh trở thành những người công dân tốt, gia đình và nhà trường luôn đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, để hai môi trường này có thể phối hợp hiệu quả, cần có một “nhịp cầu” trung gian – đó là báo Đội, nơi kết nối cảm xúc và lan tỏa những giá trị tích cực.

Đọc sách hôm nay, thành công mai sau

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2025, ngay từ cuối tháng 3, trường Tiểu học Lê Mao, TP Vinh (Nghệ An) đã có nhiều hoạt động sôi nổi với chủ đề “Đọc sách hôm nay, thành công mai sau”, đặc biệt là phong trào Đọc và làm theo báo Đội