7 câu hỏi lớn về Trái đất thứ 2 đang được dư luận quan tâm

Lê Nam
Ngày 24/8, các nhà khoa học đã công bố về một hành tinh mới giống Trái Đất, được gọi là Proxima b.

Như tin đã đưa, mới đây Đài thiên văn Nam Âu (ESO) phát hiện ta hành tinh giống Trái Đất, quay quanh ngôi sao cận kề Proxima Centauri, cách chúng ta 4,2 năm ánh sáng, hứa hẹn nhiều sự sống và cả những câu hỏi lớn hiện đang được dư luận quan tâm.

1- Có người ngoài hành tinh sống trên Proxima b?

Tại thời điểm hiện nay, không ai có thể khẳng định được điều này. Proxima b có một vài đặc điểm giống Trái đất, ví dụ khối lượng và nhiệt độ, chính những sự giống nhau nói trên nên khoa học giả thiết, có thể tìm thấy sự sống ở trên Proxima b. Tuy nhiên, Proxima b cũng có nhiều điểm khác xa với Trái Đất, ví dụ, một mặt của Proxima b vĩnh viễn nằm trong ánh sáng ban ngày, còn phía bên kia lại vĩnh viễn nằm trong bóng tối.

Sự sống có thể tiến hóa trong những điều kiện như vậy, song không ai có thể nói trước được điều gì, và ở đây chúng ta mới chỉ biết đến bản thân con người, còn nhiều điều quan trọng khác mà chúng ta chưa hề hay biết. Trong mọi trường hợp, nếu thực sự có sự sống tồn tại trên Proxima b, thì có nhiều khả năng đó là vi khuẩn chứ không phải những con người có kích thước nhỏ bé màu xanh giống như lá cây như chúng ta tưởng.

2- Làm sao có thể khẳng định được điều này?

Ưu tiên số 1 là xác định trên Proxima b có bầu khí quyển hay không. Nếu phát hiện được bầu khí quyển và nghiên cứu được thành phần hóa học trên hành tinh này thì chúng ta mới có thể khẳng định có hay không sự sống đang tồn tại.

Một số dấu hiệu như khí ô xy và mê-tan, có thể phân tích nhanh, là những dấu hiệu rất đáng tin cậy chứng tỏ có sự sống vì nó ngụ ý, bầu khí quyển thường xuyên nhận được một nguồn cung các loại dưỡng khí này. Các loại khí khác, như chlorofluorocarbons được xem là bằng chứng người ngoài hành tinh có trí thông minh đã làm ô nhiễm hành tinh của họ giống như con người gây ra đới với Trái Đất, trong khi khí ethane lại là bằng chứng tiết lộ về một thế giới đã bị tuyệt vong.

3- Sẽ mất nhiều thời gian để giải mã những bí ẩn nói trên?

Đúng vậy. Trừ khi có phép nhiệm màu hay gặp may mắn, và tình cờ Proxima b vượt qua ngay phía trước ngôi sao chủ của nó nếu quan sát từ Trái Đất. Còn không, ít nhất trong vòng 10 năm tới, nếu chúng ta không có kính thiên văn đủ mạnh để nghiên cứu thì không thể hiểu được bầu khí quyển của hành tinh mới nói trên.

Với công nghệ hiện tại, muốn lên Proxima b phải mất hàng nghìn năm.

4- Thay vì đó, con người có thể lên thăm được Proxima b?

Về cơ bản, với công nghệ hiện tại, một phi thuyền có người lái cũng không thể đến được Proxima b, thậm chí ngay cả một rô-bốt thăm dò cũng gặp thách thức lớn. Proxima Centauri nằm cách chúng ta 4,25 năm ánh sáng, tương đương 40 nghìn tỉ km. Điều này có nghĩa, một chuyến đi bằng tốc độ ánh sáng, tức tốc độ nhanh nhất, điều này vượt quá khả năng hiện tại của con người, thì cũng phải mất tới vài năm mới lên được Proxima b.

Thử làm phép so sánh, phi thuyền New Horizon đã mất gần một thập kỷ để đi được chặng đường dài 5 tỉ km mới tới được Sao Diêm Vương (Pluto) hồi năm ngoái, thì để tới được Proxima b người ta phải mất tới hàng thiên niên kỷ.

5- Liệu con người có thể chế tạo được phương tiện bay nhanh hơn?

Các nỗ lực ban đầu hiện đang được tiến hành. Một dự án có tên Breakthrough Starshot (BS) với mục tiêu đưa các tàu thăm dò siêu nhỏ tới hệ sao Alpha Centauri, nơi Proxima Centauri là thành viên, bằng cách sử dụng máy phát laser để đạt tới tốc độ tương đương 1/5 tốc độ ánh sáng.

Dự án Breakthrough Starshot đang được khởi xướng để đưa người lên Proxima b.

Nếu được, nó sẽ giảm thời gian hành trình xuống còn 20 năm. Tuy nhiên, phải mất vài thập kỷ nữa những tàu thăm dò như vậy mới ra đời và được phóng đi. Để đảm bảo thành công, dự án BS sẽ cần tới nguồn đầu tư khổng lồ, ước khoảng nhiều tỷ Mỹ kim.

6- Thế còn việc gửi một thông điệp tới Proxima b thì sao?

Điều này chúng ta có thể làm được. Các nhà thiên văn học đã sử dụng các kính thiên văn vô tuyến khổng lồ để phát đi các thông điệp tới những hệ sao khác, mặc dù một số người cho rằng chúng ta nên giữ im lặng để đề phòng sự chú ý của những người ngoài hành tinh ít thân thiện.

Một khi chúng ta đã quyết định gửi thông điệp tới Proxima b, nó sẽ mất khoảng 4,25 năm mới tới được Proxima b, và bất kỳ tín hiệu hồi âm nào cũng phải mất một khoảng thời gian tương tự, điều đó có nghĩa, chúng ta phải chờ gần một thập kỷ mới biết được gì xảy ra kể từ khi phát đi tín hiệu.

7- Có hành tinh nào tương tự như Proxima b không?

Hoàn toàn có. Hành tinh GJ 667Cc được phát hiện vào năm 2012 bởi cùng nhóm nghiên cứu tìm ra Proxima b, cũng được xem là một hành tinh đá và có khả năng sinh sống được giống như rất nhiều các hành tinh khác. Các dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA cho thấy, có khoảng 40% ngôi sao giống hành tinh của chúng ta hoặc giống Proxima Centauri.

GJ 667Cc được tìm thấy năm 2012 được xem là hành tinh hứa hẹn nhiều sự sống.

Có nghĩa, trong dải Ngân Hà có khoảng 40 tỉ hệ sao có sự sống. Và trong vũ trụ bao la ước có khoảng 100 tỷ tỷ hệ sao (100 billion billion) có sự sống, nhưng riêng Proxima b lại là một hành tinh rất đặc biệt, gần với Trái Đất nhất và có nhiều điểm tương đồng với Trái Đất của chúng ta.

Theo Báo Đất Việt

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 7 câu hỏi lớn về Trái đất thứ 2 đang được dư luận quan tâm tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Đoàn công tác T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm việc với Đại sứ quán nước Việt Nam tại Hoa Kỳ

Ngày 20/4 (theo giờ Hoa Kỳ), bên lề Diễn đàn Thanh niên Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc, đoàn công tác của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.