Giun đất dùng tim "fake"
Giun đất vốn là loài động vật không có tim nhưng chúng lại có tới năm bộ phận được gọi là “tim giả” bao quanh thực quản. Những “tim giả” này không làm nhiệm vụ bơm máu mà chỉ thực hiện việc co bóp các động mạch để máu được tuần hoàn. Ngoài ra, giun đất cũng không hề có phổi và chúng hấp thu ô-xy thông qua lớp da ẩm của mình.

Động vật thân mềm có 3 trái tim
Hầu hết các loài động vật thân mềm như bạch tuộc, mực ống… đều có tới ba trái tim. Trong đó, hai quả tim phụ hai bên giúp chúng hấp thu máu, còn quả tim trung tâm giữ vai trò điều tiết máu qua các động mạch đi nuôi cơ thể.

Thực tế, máu của các loại thân mềm này không có màu đỏ mà lại có màu xanh do tế bào hồng cầu chứa nhiều nguyên tố đồng. Còn sở dĩ máu người và thú có màu đỏ vì chứa nhiều chất sắt trong đó.
Trái tim gián không làm nhiệm vụ
Giống như các loài côn trùng khác, gián có hệ thống tuần hoàn đặc biệt khi máu không phải lúc nào cũng chảy đầy trong tất cả các mạch mà chỉ xoay quanh 12 đến 13 “đường ống” chính.

Trái tim gián không làm nhiệm vụ luân chuyển máu đi khắp cơ thể như tim của các loài động vật khác. Đó là bởi gián hô hấp thông qua các lỗ khí trên cơ thể thay vì phổi. Vì vậy, máu cũng không cần làm nhiệm vụ mang ô-xy từ nơi này đến nơi khác.
Cá ngựa vằn có thể tái sinh trái tim
Nếu một con cá ngựa vằn bị tổn thương tim, ngay lập tức chúng sẽ bắt đầu tái tạo một quả mới để thay thế. Theo các nhà nghiên cứu, chúng có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Khoa học Khám phá. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Khoa học Khám phá. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé! |