Cận thị - Phát hiện sớm, trẻ đỡ khổ

Nguyễn Như Quỳnh
Theo ThS. BS Đinh Thị Kim Ánh (Bệnh viện Mắt Trung ương), cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cận thị tăng theo tuổi.

Ước tính ở nước ta hiện có gần 3 triệu trẻ em độ tuổi 0-15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó tỉ lệ cận thị chiếm tới 2/3, chủ yếu tập trung ở đô thị. Ở các khu vực nông thôn và miền núi, tỉ lệ cận thị 15-20%. Ở khu vực này, do điều kiện y tế và vật chất khó khăn nên cận thị tiến triển nhanh và thường rất nặng, ít được chỉnh kính...

Cận thị học đường xảy ra thời thơ ấu, đặc biệt ở độ tuổi đi học. Loại cận thị này thường hay gặp do mắt nhìn gần nhiều trong những năm đi học. Cận thị càng ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tỉ lệ cận thị ngày càng tăng, tỉ lệ cao ở các nước châu Á như Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc… Riêng ở Trung Quốc có hơn 80% người trẻ bị cận thị.

Những yếu tố khiến cho cận thị ngày càng tiến triển

Cho đến hiện nay, nguyên nhân thực sự gây ra cận thị và sự tiến triển của cận thị vẫn chưa được biết rõ. Các bằng chứng cho thấy cận thị trẻ em tiến triển là do sự kết hợp của yếu tố gene và môi trường.

Trẻ có bố mẹ bị cận thị thường dễ bị cận thị hơn và trẻ có thời gian hoạt động trong nhà nhiều hoặc nhìn gần nhiều (đọc sách, xem tivi và chơi game, sử dụng internet quá nhiều…) thì có nhiều nguy cơ bị cận thị cao hơn trẻ dành thời gian nhiều cho hoạt động ngoài trời.

Bên cạnh đó là phòng học thiếu ánh sáng, tư thế ngồi học và đọc sách không đúng, bàn ghế không phù hợp, chưa có bảng chống loá, môi trường ô nhiễm, thời gian học và đọc sách không hợp lý, ăn uống không đủ chất… Một số thống kê cho thấy tỉ lệ cận thị ở thành phố cao hơn so với ở nông thôn, ở trường chuyên lớp chọn cao hơn so với trường bình thường.

Những dấu hiệu báo hiệu trẻ bị tật khúc xạ

-Cầm sách rất gần mắt.

- Ngồi gần tivi hoặc bảng.

- Kêu nhìn xa hoặc gần mờ (trẻ bị cận thị có thể than phiền vì vấn đề nhìn xa không rõ như nhìn không thấy rõ chữ trên bảng hay xem tivi…).

- Nheo mắt khi nhìn lên bảng hay xem tivi.

- Những trẻ không thấy rõ có thể chú ý đến chuyện khác, kết quả học tập có thể kém. Bỏ sót những chữ hoặc câu khi đọc sách.

- Chớp mắt hoặc dụi mắt liên tục.

- Nghiêng đầu để dùng một mắt nhiều hơn mắt kia.

- Kêu nhức đầu hoặc mỏi mắt sau khi đọc sách trong một thời gian dài.

- Nhìn kém vào buổi tối…

Thói quen nhìn gần khi đọc sách, tư thế ngồi học không đúng khiến tỉ lệ trẻ cận thị ngày càng gia tăng ở nước ta.

Hiện nay chưa thể chữa khỏi cận thị ở trẻ em và một trong những cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa cận thị hoặc để làm giảm sự tiến triển cận thị là trẻ nên có thói quen chăm sóc mắt tốt. Điều này bao gồm khoảng cách nhìn gần nên được kéo ra xa và nên cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên, tăng cường các hoạt động ngoài trời.

Các thói quen vệ sinh và chăm sóc mắt tốt

- Cầm vật để nhìn gần cách mắt ít nhất 30cm và cố gắng ngồi đọc hơn nằm đọc.

- Xem tivi ở khoảng cách ít nhất 2m.

- Màn hình máy tính cách mắt ít nhất 50cm và điều chỉnh độ lóe thấp nhất (glare).

- Ánh sáng phòng cần được đảm bảo đủ để đọc, dùng máy tính hoặc xem tivi, tuy nhiên không được gây chói (glare).

- Khuyến khích trẻ nên nghỉ ngơi mắt sau khi đọc sách hoặc xem tivi sau mỗi 30-40 phút; nhìn xa ra ngoài cửa sổ và tập những bài thư giãn mắt.

- Khuyến khích trẻ nên dành thêm nhiều thời gian cho hoạt động ngoài trời.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu về mắt, pama nên đưa các ấy đi khám sớm ở các chuyên khoa mắt để được điều chỉnh kịp thời tật khúc xạ, trong đó có cận thị. Đeo kính đúng số, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt và tái khám định kỳ 3 tháng/lần đối với trẻ bị mắc các tật khúc xạ là những thông tin mà các bậc phụ huynh quan tâm.

Theo SK&ĐS

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cận thị - Phát hiện sớm, trẻ đỡ khổ tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.