Câu hỏi phỏng vấn khiến 99% ứng viên bị loại: 1 con kiến có 7 chân, 100 con kiến có tổng mấy chân

Minh Hồng
Thế mới thấy, không phải lúc nào đi phỏng vấn xin việc, bạn cũng nhận được câu hỏi tiêu chuẩn liên quan tới lĩnh vực mình ứng tuyển đâu nhé!

Tiểu Lý - một cô gái trẻ vừa bước chân vào đời tại Trung Quốc - quyết định xin vào làm bồi bàn tại một nhà hàng nọ. Với công việc không quá phức tạp và yêu cầu cao, Tiểu Lý cho rằng mình sẽ chỉ được hỏi những câu đơn giản trong buổi phỏng vấn mà thôi.

Nhưng đời không như mơ, mọi thứ đều hoàn hảo cho tới phút 89. Lúc này, cô cùng một số ứng viên khác bước vào vòng phỏng vấn cuối cùng với người phụ trách nhân sự. Tại đây, người phỏng vấn chỉ đưa ra một câu hỏi chung cho tất cả ứng viên: "1 con kiến có 7 chân, vậy 100 con kiến có tổng cộng bao nhiêu chân?"

Ngỡ tưởng nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan tới công việc hoặc cách phục vụ khách hàng, ai nghĩ họ lại hỏi câu "trời ơi đất hỡi" thế này. Tiểu Lý và các ứng viên khác vô cùng hoang mang. Lần lượt mỗi người đưa ra câu trả lời khác nhau. 

Câu hỏi khiến 99% ứng viên bị loại: 1 con kiến có 7 chân, vậy 100 con kiến có tổng mấy chân - Ảnh 2

Người đầu tiên tỏ vẻ phẫn nộ vì câu hỏi không liên quan của nhà tuyển dụng, cho rằng đây không phải câu hỏi phỏng vấn thích hợp, thậm chí còn hỏi có chăng nhà tuyển dụng không tôn trọng ứng viên? Ngay lập tức, người phỏng vấn mời cô ra khỏi phòng vì cho rằng tính tình của cô không phù hợp làm công việc phục vụ, chăm sóc người khác.

Người thứ hai tiếp tục: "Không phải đơn giản đáp án là 700 chân sao? Đây là một phép tính vô cùng đơn giản". Sau khi nghe câu trả lời, người phỏng vấn cho biết đáp án này không chính xác. Tất cả mọi người còn lại trong phòng đều ồ lên bối rối. Trong đầu mỗi người đều tính ra kết quả đơn giản này, nhưng một số thì đang phân tích liệu có ẩn ý hay mẹo gì ở bên trong câu hỏi không.

Đến lượt Tiểu Lý, cô rất tự tin trả lời: "Loài kiến bình thường chỉ có 6 chân mà thôi nên 100 con kiến thông thường sẽ có 600 chân. Nhưng vì bạn đã ra giả thiết có 1 con kiến có 7 chân, vậy có thể con kiến đó có chút dị dạng. Vậy đáp án của tôi là tổng cộng có 601 cái chân".

Câu hỏi khiến 99% ứng viên bị loại: 1 con kiến có 7 chân, vậy 100 con kiến có tổng mấy chân - Ảnh 1
Con kiến thường chỉ có 6 chân

Nghe xong câu trả lời của Tiểu Lý, người phỏng vấn vô cùng phấn khích và vui mừng cho biết đây chính là đáp án mà anh đang chờ đợi. Và tất nhiên Tiểu Lý đã được nhận vào làm việc ngay lập tức. 

Chia sẻ về lý do chọn câu hỏi phỏng vấn có phần "kỳ cục", người phỏng vấn giải thích rằng đây là câu đố mẹo giúp anh tìm kiếm ra được ứng viên mình thích trong nhiều năm qua. 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Họa sĩ lợn tài ba

Lợn mà cũng có buổi triển lãm tranh cá nhân, bạn có tin không? Hihi, trong lúc bạn còn đang ...

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Phú Thọ: 5 học sinh đuối nước khi đi bơi sông

Theo thông tin ban đầu, 10 học học sinh đã rủ nhau đến khu vực bãi bồi sông Thao, đoạn thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông để chơi và sau đó có 6 bạn xuống tắm sông, 1 bạn bơi được vào bờ, còn 5 bạn mất tích.

Cộng đồng nhà lãnh đạo Montessori: Sứ mệnh “phụng sự trẻ thơ”

Sáng 18/11, tại trường quay S7, Tòa soạn Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ), sự kiện Ra mắt “MONLEADERS - Cộng đồng Nhà lãnh đạo Montessori Việt Nam” đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của rất nhiều thầy cô giáo và cả cộng đồng những người yêu Montessori.

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giáo dục

Với mong muốn đưa đến cho các em học sinh những giờ học thiết thực, những phương pháp học tập hiệu quả, hiện đại; thời gian qua cô và trò trường tiểu học Cương Gián 2, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã không ngừng nỗ lực và hướng tới đưa công nghệ số đến gần với việc quản lý cũng như dạy học được nâng cao chất lượng.

Giới thiệu ẩm thực quê hương

Với mong muốn quảng bá văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, thầy Phan Vũ Nguyên cùng nhóm học sinh lớp 10 trường THCS&THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã triển khai dự án “Sản xuất muối đồng bào vùng Tây Nguyên- Muối Amrêč”