"Chênh vênh" cuộc sống của hàng nghìn bạn nhỏ Indonesia sau thảm họa kép động đất, sóng thần

Nguyễn Phương Linh (Dịch)
6 tháng trôi qua, 6000 bạn nhỏ vẫn đang chật vật sống ở những túp lều tạm bợ dù thảm họa tàn khốc đã đi qua. Mọi thứ đều phục hồi một cách chậm chạp khiến không ít tổ chức lo ngại cho tương lai những bạn nhỏ nơi này

Trận động đất mạnh 7,5 độ richter gây ra chuỗi dư chấn nghiêm trọng đã phá hủy hoàn toàn các ngôi làng khu vực ven biển trên đảo Sulawesi vào tháng 9 năm 2018. Mặc dù cuộc sống đã dần trở lại bình thường ở các khu vực khác trong thành phố, song vẫn còn ít nhất 170.000 người dân Palu và các khu vực lân cận phải sống trong cảnh vô gia cư bởi nhà cửa của họ đã bị phá hủy hoàn toàn, trong số đó có tới hơn 6000 bạn nhỏ.

 

Các bạn nhỏ trước một căn lều ở thị trấn Palu, Sulawesi, Indonesia vào ngày 1 tháng 10 năm 2018, sau trận động đất sóng thần.

"Sáu tháng sau thảm họa, chúng tôi vô cùng lo lắng về ước tính 6.000 trẻ em vẫn sống trong những nơi ở tạm thời như lều, cũng như hàng ngàn em nhỏ khác còn đang sống trong những ngôi nhà bị hư hại", ông Tom Howells từ Save the Children (Tổ chức Bảo vệ Trẻ em) chia sẻ.

Salsa, 10 tuổi cùng cha mẹ đã phải sống trong một cái lều và nằm trên nền đất sau khi những cơn sóng khủng khiếp đánh sập nhà của họ ở Donggala ngay gần tâm chấn trận động đất.

"Ánh sáng ở đây hoàn toàn là từ đèn pin và thường khi chúng ta ngủ sẽ có rất nhiều chuột", bạn cho biết.

Những trận mưa lớn đã thổi bùng dịch sốt rét và sốt xuất huyết, nhưng người dân nơi đây vẫn buộc phải chịu cuộc sống đầy mối lo âu cạnh những cống thoát nước và những đống đá vụn sắc nhọn.

Tác động của trận động đất khiến các khu vực xảy ra hiện tượng sạt lở nghiêm trọng. Hội Chữ thập đỏ cho biết quá trình phục hồi vô cùng chậm chạp và phức tạp.

Không chỉ những tòa nhà bị phá hủy, tàu đánh cá, cửa hàng và hệ thống thủy lợi đều đã bị tổn thất nặng nề, cướp đi công cụ mưu sinh của hàng nghìn người dân.

"Người dân trong những cộng đồng bị ảnh hưởng cần có nguồn thu nhập ổn đinh mới có thể cân bằng lại và duy trì cuộc sống", theo lời ông Christophe Bahuet, đại diện Indonesia cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc cho biết.

Indonesia cho biết ước tính mức thiệt hại lên tới 900 triệu USD. Ngân hàng Thế giới đã cung cấp cho quốc gia khoản vay lên tới 1 tỷ đô la để đưa thành phố khắc phục hậu quả, trở lại như cũ.

Indonesia  là một trong những quốc gia dễ bị thiên tai nhất trên Trái đất do vị trí địa lý nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến ​​tạo liên tục va chạm vào nhau.

Năm 2018 là một năm đặc biệt khó khăn đối với Indonesia, bởi hơn 2.500 thảm họa từ một loạt các trận động đất kinh hoàng trên đảo Lombok cho tới đến lở đất và núi lửa phun trào.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Chênh vênh" cuộc sống của hàng nghìn bạn nhỏ Indonesia sau thảm họa kép động đất, sóng thần tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.