Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của Đoàn tham gia phòng, chống COVID-19

Bảo Bối
Sáng 21/7, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức “Hội nghị trao đổi kinh nghiệm phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong phòng chống dịch COVID-19” theo hình thức trực tuyến, với 63 điểm cầu các tỉnh, thành đoàn trên toàn quốc.

Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện ở nước ta, cùng với cả hệ thống chính trị, các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã vào cuộc quyết liệt. Nhiều mô hình sáng kiến của thanh niên đã đóng góp đáng kể và để lại dấu ấn cho cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch.

s - Ảnh 1
Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn và chị Nguyễn Thị Thu Vân, Trưởng Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn chủ trì Hội nghị.

Với tinh thần tiên phong, tình nguyện, sáng tạo, tuổi trẻ cả nước đã xây dựng các “Trạm rửa tay dã chiến”, “Điểm rửa tay” từ vật dụng tái chế; phát triển hệ thống cảnh báo sớm COVID-19 toàn cầu; pha chế nước rửa tay diệt khuẩn; làm kính chắn giọt bắn, mặt nạ phòng dịch; chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động; may và phát khẩu trang miễn phí; robot “Dũng sĩ diệt khuẩn”, “Chiến sĩ diệt khuẩn”; triển khai mô hình đổi phế liệu, rác thải nhựa lấy khẩu trang... để góp phần tích cực phòng, chống dịch.

Nhiều "chiến sĩ áo xanh" đã “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, hỏi từng công dân” tuyên truyền phòng chống dịch, hướng dẫn khai báo  y tế; xây dựng chốt tuyên truyền cài đặt ứng dụng Bluezone; mở chiến dịch “Thanh niên với ứng dụng NCOVI, Bluezone”; sử dụng đa dạng các công cụ như loa phát thanh, tờ rơi, pa nô, áp phích, tranh bích hoạ và đặc biệt là mạng xã hội... để tuyên truyền phòng chống dịch.

s - Ảnh 2
“Hội nghị trao đổi kinh nghiệm phát huy vai trò của ĐTN trong phòng chống dịch COVID-19” được tổ chức trực tuyến.

Những “Shipper Áo xanh tình nguyện”, những “Chuyến xe tuổi trẻ - san sẻ yêu thương” mang những nhu yếu phẩm thiết yếu phát cho người dân trong vùng dịch hay những mô hình như: điểm cấp gạo ATM miễn phí, "Bữa cơm 0 đồng", "Gian hàng 0 đồng", "Siêu thị hạnh phúc", "Chuyến xe hạnh phúc"; "Triệu bữa cơm"... được triển khai trên khắp cả nước đã góp phần tương trợ, “san sẻ yêu thương” cho cộng đồng và những người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 

Nhiều tỉnh đoàn mặc dù có điều kiện kinh tế khó khăn, cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng đã quyên góp các mặt hàng thiết yếu để ủng hộ cho các tỉnh khó bị ảnh hưởng nặng nề hơn, như: Sơn La, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Quảng Ngãi, Bình Thuận… 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID -19 tại địa phương, đặc biệt là những mô hình, cách làm sáng tạo đã được triển khai hiệu quả. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu lên những giải pháp nhằm phát huy vai trò thanh niên trong phòng, chống dịch bệnh; lắng nghe tiếng nói, nhu cầu của các địa phương đang chịu tác động nặng nề của dịch bệnh.

Theo đó, đại diện các tỉnh, thành Đoàn vừa phải trải qua đợt dịch nặng nề như Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội... đã chia sẻ kinh nghiêm trong công tác tuyên truyền, huy động lực lượng thanh niên tình nguyện, các tổ, đội, nhóm tham gia công tác, phòng chống dịch, đặc biệt là kinh nghiệm vận động, tiếp nhận và phân bổ nguồn lực quyên góp từ xã hội; hỗ trợ và kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân.

Bên cạnh đó, đại diện các tỉnh, thành Đoàn phía Nam cũng đã chia sẻ những mô hình, cách làm đang triển khai tại địa phương để cùng tham gia công tác phòng, chống dịch. Các đơn vị cũng nêu một số kiến nghị với Trung ương để hỗ trợ các địa phương đang hứng chịu đợt dịch này như xây dựng kênh hỗ trợ tiêu thụ nông sản; vận động nguồn lực hỗ trợ trang thiết bị y tế cho lực lượng tuyến đầu, trong đó có lực lượng thanh niên tình nguyện; quan tâm hơn đến các đối tượng khó khăn trong khu cách ly, đặc biệt là thanh thiếu nhi...

Phát biểu kết luận Hội nghị, anh Ngô Văn Cương cho rằng, 16 ý kiến trao đổi tại Hội nghị đã chia sẻ nhiều mô hình, cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, có những mô hình, cách làm đã phát huy hiệu quả rất tốt trong đợt dịch vừa qua tại các tỉnh như Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội...

s - Ảnh 3

Trong thời gian tới, Bí thư Trung ương Đoàn - Ngô Văn Cương đề nghị các đơn vị cần tiếp tục phát huy điểm mạnh, điểm sáng tạo của tổ chức Đoàn để tham gia tích cực, hiệu quả hơn vào công tác phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền công tác phòng chống dịch, đặc biệt là những chủ trương, chính sách mới của Chính phủ; tăng cường tuyên truyền hình ảnh đẹp, tấm gương người tốt việc tốt trong phòng, chống dịch bệnh; thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia tại các chốt kiểm soát, điểm cách ly, điểm tiêm vắc-xin, vận chuyển nhu yếu phẩm cho người dân; huy động nguồn lực hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, người dân và thanh thiếu nhi gặp khó khăn do dịch bệnh; quan tâm chăm sóc thân nhân, con em chiến sĩ lực lượng vũ trang, y bác sĩ và các lực lượng tham gia phòng chống dịch...

Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, anh Ngô Văn Cương cũng tiếp thu những đề xuất, kiến nghị của các đơn vị tại Hội nghị và sẽ sớm ban hành các chương trình, kế hoạch để triển khai trong thời gian tới.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của Đoàn tham gia phòng, chống COVID-19 tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Học trò đất Tổ đọ tài nét hoa

Mới đây, tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ) đã tổ chức Lễ phát động Ngày hội Trạng Nguyên nhỏ tuổi lần thứ XXII, Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” toàn quốc - Bảng vàng ghi danh lần thứ IV và ngày hội Viết chữ đẹp tỉnh Phú Thọ, năm học 2023-2024.