Có bao nhiêu biến thể virus SARS-CoV-2 cho đến thời điểm hiện tại?

Bảo Bối
Cho đến thời điểm hiện tại, có 8 biến thể của virus SARS-COV-2 đã được tìm thấy kể từ tháng 9 năm 2020. Bài viết sẽ nêu các thông tin sơ qua về các biến thể virus hiện đang tồn tại và khả năng đáp ứng của các vaccine hiện hành đối với các biến thể đó.

Theo chia sẻ của Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt và Bs. Minh Khánh – Viện Y học ứng dụng Việt Nam, các biến thể của virus gây lên đại dịch Covid-19 vẫn đang diến biến phức tạp và gây ra nhiều khó khăn cho các nhà khoa học.

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên là chúng ta hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa cơ bản, đồng thời tiêm vaccine chính là những cách đơn giản và hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn và giảm nhẹ hậu quả.

Hiện tại, các biến thể vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và quan sát chặt chẽ. Việc các biến thể đột biến thay đổi mang đến khả năng gây hại cao hơn cho thấy sự phức tạp trong việc ngăn chặn cũng như tìm ra các phương pháp điều trị triệt để. Chúng ta hãy cùng Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt và Bs. Minh Khánh điểm qua các biến chủng của virus SARS-CoV-2 đã được ghi nhận cho đến nay. 

1. Biến thể Alpha

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá biến thể alpha là một biến thể đáng lo ngại. Biến thể alpha lần đầu tiên xác định ở Kent, Anh Quốc vào hồi tháng 9 năm 2020 – vào thời làn sóng đợt dịch thứ 2 đang diễn ra. Mặc dù ban đầu biến thể này được cho rằng có khả năng lây truyền cao hơn 70% so với phiên bản virus gốc, song các dữ liệu nghiên cứu hiện nay cho thấy khả năng này chỉ cao hơn khoảng 30-40%. Các nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại cho thấy hiệu quả của vaccine (với 2 mũi tiêm) với biến thể alpha như sau:

- 74,5% đối với vaccine AstraZeneca

- 93,7% đối với vaccine Pfizer-BioNTech

- 85,6% đối với vaccine Novavax

- 100% đối với vaccine Mordena

Một nghiên cứu cũng xem xét đối với vaccine Sputnik V của Nga và cho thấy vaccine này cũng mang đến khả năng chống lại biến thể alpha, song đã có ít nhất 1 nghiên cứu chứng minh vaccine này bị giảm hiệu quả nếu so với khả năng chống lại phiên bản virus gốc. Đối với vaccine CoronaVac (Sinovac), theo báo cáo của Bộ Y tế Công cộng Thái Lan cho thấy 2 mũi tiêm có hiệu quả chống lại biến thể Alpha là 71-91%.

2. Biến thể Beta

Lần đầu tiên được phát hiện tại Nam Mỹ vào tháng 5 năm 2020, biến thể Beta là một trong các biến thể được WHO liệt trong danh sách các biến thể đáng lo ngại. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), biến thể Beta có khả năng lây lan cao hơn phiên bản virus gốc 50%, nhưng mối lo ngại lớn nhất của biến thể Beta là đã có các bằng chứng cho thấy khả năng né tránh một số loại vaccine hiện có. Một số kết quả nghiên cứu ban đầu bao gồm:

Vaccine của Pfizer có hiệu quả trong đối với biến thể Beta thấp hơn một chút so với phiên bản virus gốc (khoảng 72-75%), song theo công bố của nhà sản xuất thì loại vaccine này và vaccine của Mordena đều có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa tỉ lệ bệnh nặng và tử vong.

Vaccine Novavax có hiệu quả 60% với biến thể Beta, trong khi vaccine Janssen (Johnson&Johnson) có hiệu quả khoảng 57%.

Một số dữ liệu ban đầu cho thấy vaccine AstraZeneca có hiệu quả không cao đối với biến thể Beta, song theo nghiên cứu gần đây nhất thì vaccine này có hiệu quả khoảng 82% trong việc ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng và tử vong sau 1 liều tiêm.

Vaccine Sputnik V được nhà sản xuất tuyên bố là có khả năng bảo vệ cao đối với biến thể Beta, tuy nhiên đã có ít nhất 1 nghiên cứu cho thấy vaccine này bị giảm hiệu quả đối với biến thể này.

Dữ liệu về vaccine CoronaVac còn thiếu, song một số báo cáo cho thấy mức độ bảo vệ thấp hơn 70% so với khả năng bảo vệ trước phiên bản virus gốc.

a - Ảnh 1

3. Biến thể Gamma

Biến thể Gamma lần đầu tiên được phát hiện tại Manaus, Brazil vào tháng 11 năm 2020 và được WHO liệt vào danh sách các biến thể đáng lo ngại. Tại thời điểm hiện tại, đây là biến thể chủ đạo ở Nam Mỹ. Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng biến thể Gamma có khả năng lây lan cao gấp 1,7-2,4 lần so với phiên bản virus gốc.

Một số nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của các loại vaccine hiện hành đối với biến thể Gamma. Tuy nhiên, theo một báo cáo về vụ bùng phát nhiễm biến thể Gamma ở các công nhân viên thuộc mỏ vàng ở Guiana (thuộc Pháp) đã ghi nhận “khả năng tấn công kinh hoàng” của loại biến thể này trên những người đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine của Pfizer, với 60% người được tiêm nhiễm bệnh – trong khi tỉ lệ này ở những người không tiêm và cũng không có tiền sử nhiễm bệnh là 75%.

Nhà sản xuất vaccine Sputnik V cũng công bố rằng vaccine này có hiệu quả cao đối với biến thể Gamma, song cũng đã có các nghiên cứu chứng minh hiệu quả của vaccine này giảm – tương tự như nghiên cứu loại vaccine này trên các biến thể khác.

4. Biến thể Delta

Delta là biến thể được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 8 năm 2020 và là một trong những biến thể được WHO quan tâm đặc biệt, khi đang trở thành biến thể chủ đạo tại khu vực Châu Âu, Hoa Kỳ. Tại thời điểm hiện tại, biến thể này đang lây lan mạnh mẽ tại nhiều quốc gia khu vực Châu Á, bao gồm Bangladesh, Kazakhstan, Malaysia, Myanmar, Parkistan, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Cho đến nay, biến thể Delta là biến thể dễ lây truyền nhất được phát hiện với khả năng lây truyền cao hơn 60% so với biến thể Alpha (trong khi biến thể Alpha có khả năng lây truyền cao hơn 30-40% so với phiên bản virus gốc). Các nhà nghiên cứu mô tả biến thể Delta giống như một phiên bản nâng cấp của biến thể Alpha, thông qua một khả năng đột biến khiến biến thể này dễ lây lan hơn trong đường hô hấp. Điều này mang đến khả năng nhiễm lượng virus tăng lên khi hít phải, đồng thời khi thở ra cũng đào thải lượng virus lớn hơn ra môi trường. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng những người nhiễm biến thể Delta có khả năng nhiễm với tải lượng virus cao gấp 1260 lần so với phiên bản virus gốc. Bên cạnh đó, một khía cạnh đáng quan tâm của biến thể này chính là khả năng lây nhiễm cao cũng mang đến thời gian nhiễm bệnh ngắn hơi (phơi nhiễm nhanh hơn).

Các dữ liệu hiện nay cho thấy vaccine mang đến những hiệu quả tích cực đối với biến thể này:

- Hiệu quả của vaccine AstraZeneca là 67%.

- Hiệu quả của vaccine Pfizer là 88%.

- Hiệu quả của vaccine Sputnik V là 90% (theo nhà sản xuất tự công bố).

Tuy nhiên, hiện tại loại biến thể này đã phát triển một phiên bản mới với tên gọi Delta Plus, với đột biến khác biệt là quá trình đột biến protein Spike K417N. Tính đến ngày 23/7/2021, Anh đã thông báo 45 trường hợp mắc phải biến thể mới Delta Plus. Theo các chuyên gia, biến thể Delta Plus xuất hiện trên đa số các trường hợp trẻ tuổi, và một số dữ liệu ban đầu cho thấy những người từng được tiêm vẫn có khả năng bảo vệ trước sự đột biến của biến thể này.

5. Biến thể Eta

Các trường hợp của biến thể Eta đã xuất hiện ở 72 quốc gia trên thế giới, bao gồm Nigeria và cả Anh – nơi nó được phát hiện lần đầu vào tháng 12 năm 2020. Cho đến nay, vẫn có ít thông tin về biến thể Eta, dù CDC đã công bố rằng biến thể này có khả năng làm giảm hiệu quả của các loại vaccine hiện có, cũng như một số phương pháp điều trị. WHO đánh giá biến thể này là một biến thể đáng lo ngại và đặt ở mức cảnh báo cấp độ hai.

6. Biến thể Lota

Tương tự như biến thể Eta, các thông tin về biến thể Iota vẫn còn quá ít. Biến thể Iota lần đầu được phát hiện tại New York, Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2020, và cho đến nay nó đã xuất hiện tại 53 quốc gia trên toàn thế giới. Theo công bố của CDC, biến thể Iota có độ nhạy cảm thấp đối với việc điều trị kết hợp giữa bamlanivimab-etesevimab kháng thể đơn dòng, và điều này là đủ để WHO tuyên bố biến thể này là một trong các biến thể đáng lo ngại.

a - Ảnh 2

7. Biến thể Kappa

Được ghi nhận lần đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 10 năm 2020, biến thể Kappa là một biến thể được WHO liệt kê trong danh sách các biến thể đáng lo ngại. Biến thể này hiện xuất hiện tại 55 quốc gia trên toàn thế giới và CDC đã công bố rằng chúng có khả năng làm giảm hiệu quả của một số phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

8. Biến thể Lambda

Lần đầu tiên được phát hiện tại Peru vào tháng 12 năm 2020, biến thể Lambda đã trở thành chủ đạo tại quốc gia này chỉ trong vòng 3 tháng với khoảng 80% ca mắc. Sự lây lan nhanh chóng của biến thể này và khả năng giảm hiệu quả trong việc điều trị bằng kháng thể đơn dòng khiến nó được WHO liệt kê vào danh sách các biến thể đáng lo ngại. Cho đến nay, biến thể Lambda đã xuất hiện tại 41 quốc gia trên toàn thế giới, tuy nhiên nó chưa vượt trội hơn các biến thể chủ đạo hiện có.

Hiện tại, chưa có đánh giá nào về các nghiên cứu trên biến thể Lambda được thực hiện, nhưng một số nghiên cứu trước đó đã cho thấy biến thể này có thể làm giảm hiệu quả của vaccine CoronaVac, cũng như vaccine Pfizer và Mordena. Tuy nhiên, nhà sản xuất của Pfizer và Mordena công bố rằng hiệu quả của 2 loại vaccine này vẫn đảm bảo trong việc bảo vệ trước biến thể này.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Có bao nhiêu biến thể virus SARS-CoV-2 cho đến thời điểm hiện tại? tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Miền Bắc tái diễn nồm ẩm kéo dài

Từ nay đến ngày 21/3, miền Bắc vẫn kéo dài tình trạng mưa phùn sương mù. Độ ẩm tăng cao khiến nồm ẩm trở thành nỗi "ác mộng" của thời tiết Bắc Bộ.