Ngày Hạ chí là ngày mà thời gian ban ngày dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban ngày ngắn nhất ở bán cầu nam. Chính vì vậy mà nhận lượng bức xạ lớn, thời gian ngày dài hơn đêm, trời lâu tối và nhanh sáng. Thậm chí, một số thành phố ở Bắc Âu còn có hiện tượng đêm trắng, tức là hoàn toàn không có ban đêm.
Nếu bạn là người thích khám phá khoa học, bạn sẽ thấy ngày hạ chí có hoàng hôn lâu nhất trong năm. Tại thời điểm hoàng hôn, nhiệt độ ở chân Mặt trời là khoảng từ 12- 18 độ.
Theo Thiên văn học phương Tây, ngày Hạ chí đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè ở bán cầu bắc, và sự bắt đầu của mùa đông của bán cầu nam.
Còn theo quan điểm của phương Đông thì ngày Hạ chí chính là ngày giữa mùa hè, chữ Chí (至) trong Hạ chí (夏至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực. Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng bắc trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía nam.
Theo quy ước, tiết Hạ chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 6 Dương lịch (khi kết thúc tiết Mang chủng) và kết thúc vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 7 Dương lịch (khi tiết Tiểu thử bắt đầu). Như vậy, trong năm 2021 này, Hạ chí bắt đầu vào thứ Hai ngày 21 tháng 6 Dương lịch và kết thúc vào thứ Năm ngày 7 tháng 7 Dương lịch, khi tiết Tiểu thử bắt đầu.
Tiết hạ chí có ánh nắng gay gắt, nóng nực, bầu trời trong xanh. Vì nhiệt độ và ánh sáng cao nên thời tiết oi bức, khô nóng, nước bốc hơi nhanh. Một đặc điểm nữa là vào tiết hạ chí, thời tiết thay đổi thất thường dễ dẫn việc con người bị nhiễm các bệnh như cảm cúm, say nắng, cảm lạnh, sốt xuất huyết, sốt rét, ô nhiễm môi trường... Do đó, chúng mình cần chủ động phòng tránh bệnh để đảm bảo sức khỏe luôn tốt nhất.