Công nghệ truyền dữ liệu nhanh gấp 100 lần Wi-Fi

Ngọc Nguyễn
Các nhà khoa học phát triển loại công nghệ giao tiếp ánh sáng khả kiến (VLC) có thể truyền dữ liệu bằng đèn thông thường sử dụng trong gia đình và văn phòng.
Hệ thống VLC sử dụng ánh sáng màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây.
Hệ thống VLC sử dụng ánh sáng màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây.
Khác với công nghệ wireless-fidelity (Wi-Fi) sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu, công nghệ light-fidelity (Li-Fi) sử dụng nguồn ánh sáng có thể đạt tốc độ nhanh gấp 100 lần trên lý thuyết. Trong khi Li-Fi là một hệ thống mạng đầy đủ có thể tích hợp ánh sáng hồng ngoại hoặc cực tím, VLC chỉ dùng quang phổ ánh sáng khả kiến. VLC không phổ biến do nguồn ánh sáng cần bật mọi lúc, đòi hỏi thẳng hướng trực tiếp với thiết bị nhận và không thể dùng ngoài trời. Việc triển khai hệ thống VLC sử dụng ánh sáng trắng cũng giảm độ ổn định và chính xác trong việc truyền dữ liệu do nhiễu. Trong tương lai, công nghệ này có thể thay thế Wi-Fi trong giao tiếp không dây, Live Science hôm 17/1 đưa tin.

Tuy nhiên, hiện nay, các nhà nghiên cứu mô phỏng ánh sáng trắng bằng cách tạo ra hệ thống VLC 3 màu, sử dụng ánh sáng màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây, phát ra từ cụm diode phát sáng hữu cơ (OLED), và giảm nhiễu trong quá trình. Họ cũng bố trí một cụm diode quang hữu cơ (OPD) làm thiết bị nhận. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advanced Materials.

"Nguồn ánh sáng của chúng tôi kết hợp ba bước sóng, giảm nhiễu, qua đó tăng độ ổn định và chính xác trong truyền dữ liệu", giáo sư kỹ thuật hóa học ở Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang tại Hàn Quốc, giải thích. "Chúng tôi nhận thấy công nghệ này sẽ là công cụ hữu ích đối với nhiều ngành công nghiệp, đóng vai trò như giải pháp giao tiếp không dây thế hệ tiếp theo, sử dụng hệ thống đèn thông thường".

OLED sử dụng một lớp hữu cơ để tạo ra ánh sáng, được dùng phổ biến trong màn hình hiển thị của nhiều mẫu TV hiện đại, di động thông minh và laptop. So với đèn LED, OLED tốt hơn cho môi trường, hiệu quả hơn về chi phí và có thiết kế nhẹ hơn. OLED cũng phù hợp hơn để lắp ở thiết bị nhận do độ nhạy cao hơn ở một số bước sóng. OPD hoạt động ngược với OLED, sử dụng bộ phận bán dẫn hữu cơ để hấp thụ ánh sáng và biến đổi nó thành dòng điện, tương tự pin quang năng.

Trong nghiên cứu, các chuyên gia thiết lập cấu hình OPD để sử dụng một giao thoa kế Fabry-Pérot, bao gồm hai gương cong quay vào nhau. Khi bố trí như vậy, OPD phát hiện bước sóng ánh sáng chuyên biệt phát ra từ cụm OLED. Thông qua truyền dữ liệu từ máy phát tới thiết bị nhận, nhóm nghiên cứu chứng minh ngay cả đèn trong nhà cũng có thể trở thành nguồn sáng dùng để truyền dữ liệu trong hệ thống Li-Fi.

Các nhà khoa học thử nghiệm công nghệ trên trong điều kiện thí nghiệm được thiết kế để giảm nhiễu và tăng độ chính xác của dữ liệu. Tuy nhiên, họ đang hướng tới thử nghiệm hệ thống trong điều kiện thực tế để hiểu rõ hơn hệ thống hoạt động như thế nào. Họ cũng muốn kiểm tra liệu hệ thống Li-Fi có hoạt động với thiết bị nhận dịch chuyển thay vì ở nguyên tại chỗ hay không. Trong tương lai, một kênh cận hồng ngoại (NIR) có giảm vấn đề nhiễu tốt hơn, cho phép VLC mở rộng phạm vi hoạt động.

(Theo Live Science)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Công nghệ truyền dữ liệu nhanh gấp 100 lần Wi-Fi tại chuyên mục Sành của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sành khác

Hàng loạt nhóm Facebook “bay màu” rồi bất ngờ hồi sinh

Tối 24/6, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam bất ngờ phát hiện hàng loạt group quen thuộc bất ngờ “biến mất”. Nhiều nhóm có hàng triệu thành viên bị đổi tên, đình chỉ hoặc dừng hoạt động mà không rõ nguyên nhân. Một số quản trị viên cũng bị hạn chế tính năng như không thể gửi tin nhắn, fanpage liên kết bị khóa, dẫn đến việc nhiều admin phải chủ động tạm ngưng nhóm để kiểm soát tình hình.

Cảnh báo đến người dùng CapCut sau thay đổi điều khoản sử dụng

CapCut, một trong những ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí được ưa chuộng nhất hiện nay, vừa âm thầm cập nhật một thay đổi lớn trong Điều khoản dịch vụ. Động thái này có thể khiến nhiều người dùng trên toàn cầu lo ngại, khi họ phải chấp nhận chuyển giao quyền sử dụng đối với không chỉ cảnh quay mà còn cả giọng nói, khuôn mặt và nỗ lực sáng tạo mà không được đền bù.

Apple cân nhắc thâu tóm Perplexity để tăng tốc đua AI

Trong nỗ lực bắt kịp cuộc đua trí tuệ nhân tạo, Apple đang thảo luận khả năng mua lại Perplexity AI – startup đang nổi lên với công cụ tìm kiếm thời gian thực, nhằm củng cố công nghệ và đội ngũ nhân lực mảng AI.

Microsoft dần "khai tử" Control Panel, một huyền thoại sắp lùi vào dĩ vãng?

Control Panel tính năng quen thuộc gắn bó với hàng triệu người dùng Windows đang dần bị thay thế trên Windows 11. Cuộc “di cư” kéo dài từ giao diện cài đặt cổ điển sang ứng dụng Settings hiện đại lại tiếp tục với những thay đổi mới, đánh dấu thêm một bước tiến trong hành trình thống nhất hệ điều hành.

5 tính năng mới nổi bật trên iOS 26

iOS 26 ra mắt tại sự kiện WWDC 2025 với giao diện Liquid Glass được Apple giới thiệu là “mượt như pha lê”. Tuy nhiên, bên cạnh giao diện mới, hệ điều hành này còn bổ sung nhiều tính năng nhỏ nhưng hữu ích, giúp tối ưu trải nghiệm người dùng.