Đầy rẫy thông tin xấu độc, sai sự thật: Trách nhiệm lớn thuộc về các nền tảng mạng xã hội

PV (tổng hợp)
Sáng 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Trình bày Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu, Bộ Thông tin và Truyền thông là ngành đa lĩnh vực, vừa hạ tầng, vừa kỹ thuật công nghệ, vừa kinh tế, vừa chính trị nhưng đều liên quan đến kỹ thuật số. Đó là hạ tầng số, công nghệ số, công nghiệp số, quản lý nhà nước về báo chí phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, thông tin cơ sở, xuất bản, in và phát hành. Bởi vậy nhiều người gọi Bộ Thông tin và Truyền thông là Bộ hạ tầng số, Bộ chuyển đổi số.

Ngành Thông tin và Truyền thông hiện có doanh thu hàng năm 150 tỷ USD, bằng 1/3 GDP của đất nước; tăng trưởng luôn cao hơn hai lần tăng trưởng GDP. Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tăng cường phổ cập, nâng cao hạ tầng số tại các vùng sâu, vùng xa.

ộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn trước Quốc hội.

 

"Chúng tôi coi những tồn tại, hạn chế là động lực phát triển ngành. Đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ, vừa thách thức nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, của toàn hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cách mạng chuyển đổi số, đưa đất nước, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", Bộ trưởng nói.

Về lĩnh vực báo chí, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Thông tin tuyên truyền đã phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận và niềm tin xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam và biến nó thành sức mạnh tinh thần to lớn, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.  

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược chuyển đổi số báo chí, coi không gian này là mặt trận chính của báo chí. Nhiều cơ quan báo chí đã nỗ lực nghiên cứu xây dựng đề án chuyển đổi số với mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại, tiếp cận được với đông đảo công chúng. 

Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tăng cường giám sát hoạt động quảng cáo trên báo chí trên môi trường mạng; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật về rà quét, phát hiện các quảng cáo vi phạm pháp luật, trong đó tập trung vào các nền tảng mạng xã hội lớn, có nhiều vi phạm như: Facebook, Youtube… và tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các nhãn hàng, các quảng cáo có nội dung vi phạm pháp luật; tập trung đấu tranh với nền tảng xuyên biên giới để yêu cầu tuân thủ Luật pháp Việt Nam...

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) chất vấn, những năm qua sự phát triển mạng xã hội bùng nổ tạo ra tình trạng tin giả, tin sai sự thật, gây bức xúc; cạnh tranh khốc liệt với báo chí cả về truyền thông lẫn doanh thu. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết với vai trò quản lý nhà nước, Bộ trưởng sẽ có phương án như thế nào để quản lý mạng xã hội?

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Duy Thanh, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, đây là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà mang tính toàn cầu. Bàn về một số giải pháp mới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đầu tiên là vấn đề hoàn thiện thể chế.

“Trước đây, chúng ta mới quy định xử lý cá nhân sử dụng mạng xã hội khi đưa thông tin sai sự thật, tin giả. Mới đây, chúng ta đã ban hành Nghị định mới, đưa vấn đề xử lý các nền tảng xã hội khi vi phạm luật pháp Việt Nam. Trước đây, chúng ta cho rằng đây là trách nhiệm của quản lý nhà nước, nhưng thật ra trách nhiệm lớn là đối với các nền tảng mạng xã hội”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trách nhiệm lớn của các nền tảng mạng xã hội trong việc tự chủ quản lý nội dung, đảm bảo thông tin chính xác và lành mạnh được lan tỏa. Họ có không gian riêng, có thuê bao riêng lên tới hàng trăm triệu đến hàng tỷ người dùng, nên phải có trách nhiệm rà quét, phát hiện, tự động gỡ bỏ thông tin xấu độc.

Bên cạnh đó, một giải pháp nữa là truyền thông.

"Chúng ta đang sống trong không gia mới là không gian số trong khoảng 10 năm trở lại đây. Vì vậy, vấn đề truyền thông để mọi người có kĩ năng số, biết sử dụng các nền tảng số, có khả năng đề kháng cho không gian số, đào tạo cho cả thế hệ tương lai (học sinh, sinh viên) là rất cần thiết", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang tập trung vào 3 nhóm giải pháp, trong đó khi người dân bị ảnh hưởng bởi thông tin sai, tin xấu độc thì có nơi để họ phản ánh, có nơi đề nghị giúp đỡ. Do đó, Bộ đã thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm chống tin giả quốc gia và các địa phương cũng thành lập các Trung tâm như vậy.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 15/11, anh Bùi Quang Huy - Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cùng đoàn công tác của T.Ư Đoàn và Thành đoàn Hà Nội đã đến thăm, tặng quà Nhà giáo Lê Hoàng Sơn, giảng viên, nghiên cứu viên Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

Vinh danh 60 giáo viên tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”

Tối 15/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức lễ tuyên dương các thầy, cô giáo xuất sắc đã và đang giảng dạy tại các cấp trong hệ thống giáo dục phổ thông.