Dạy tiếng Việt ở Đài Loan: Đưa Thạch Sanh, múa rối vào giờ học

Phan Thoa
"Việc dạy thêm tiếng Việt không chỉ giúp học sinh biết được ngôn ngữ, văn hóa quê hương mình mà còn giúp học sinh Đài Loan biết thêm về những nền văn hóa mới..."

Báo Tuổi trẻ cho hay, trường tiểu học Văn Đức nằm ở TP Tân Đài Bắc, cách TP Đài Bắc chừng 30 phút đi ôtô. Mặc dù đến năm 2018, Đài Loan mới chính thức đưa tiếng Việt vào dạy ở các trường phổ thông như là ngoại ngữ thứ hai cho học sinh lựa chọn, nhưng ở trường này lớp tiếng Việt đã duy trì được hơn 6 năm nay cho 45 học sinh có mẹ là người Việt. 

"Thứ bảy, chủ nhật chúng tôi còn mời phụ huynh gốc Việt mặc trang phục truyền thống, đến trường nấu món ăn Việt Nam để học sinh hiểu hơn về văn hóa Việt Nam nữa" - thầy giáo Từ Chính Thuận, hiệu trưởng Trường tiểu học Văn Đức cho biết.

Theo thầy giáo Từ Chính Thuận: "Việc dạy thêm tiếng Việt không chỉ giúp học sinh biết được ngôn ngữ, văn hóa quê hương mình mà còn giúp học sinh Đài Loan biết thêm về những nền văn hóa mới. Từ năm 2018, khi tiếng Việt được đưa vào dạy chính thức, trường tiếp tục và phát triển thêm những lớp học này mà thôi".

Cô Huỳnh Mỹ Mãn kể cứ một tuần cô lại dành 45 phút để đến trường tiểu học Văn Đức dạy tiếng Việt cho học sinh nơi đây. 

"Khó khăn lớn nhất trong chuyện dạy tiếng Việt cho học sinh là mỗi tuần chỉ có một tiết thôi. Vì thế khi đến lớp, tôi cố gắng tổ chức những trò chơi để các bạn học sinh có thể nhớ ngay những từ đã học. Tôi cũng đưa vào bài học những câu chuyện như Thạch Sanh, chú Cuội, múa rối... để học sinh hiểu thêm văn hóa Việt" - cô Mãn nói.

Tương tự, cô Tống Tú Trân - Hiệu trưởng một trường tiểu học ở TP Tân Đài Bắc - cũng cho biết cô đã tự mời giáo viên đến trường dạy thêm tiếng Việt cho học sinh ở trường ba năm qua. "Chúng tôi nhận thấy Đài Loan ngày càng nhiều học sinh có mẹ đến từ các quốc gia khác nhưng chỉ dạy tiếng Trung cho các bạn là chưa thỏa đáng" - cô Tống Tú Trân nhấn mạnh về mục đích tổ chức các lớp dạy tiếng Việt của mình.

Là con của những bà mẹ Việt lấy chồng ở Đài Loan đang trong độ tuổi đến trường. Và sách giáo khoa để giảng dạy tiếng Việt cho học sinh ở Đài Loan cũng đã cơ bản hoàn tất.

Để "thế hệ thứ hai" này hiểu ngôn ngữ, văn hóa quê mẹ, những năm qua không ít lớp tiếng Việt đã được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhiều bà mẹ Việt vì không muốn con mình "mất gốc" đã tìm cách lên lớp dạy tiếng Việt cho con em mình.

Cô giáo đang dạy tiếng Việt ở Đài Loan Ảnh: NVCC.

Doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam ngày càng nhiều. Ngược lại, Đài Loan hiện có 100.000 cô dâu từ Việt Nam nên cả hai có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trên nhiều mặt. Trong đó, hợp tác giáo dục rất được coi trọng. Ngoài ra, việc cấp học bổng để thu hút du học sinh quốc tế, trong đó có Việt Nam, không chỉ giúp du học sinh mà còn giúp sinh viên Đài Loan tiếp thu được tinh hoa từ những nền văn hóa khác để mở mang hơn tri thức của mình”.

Hiện nay việc biên soạn sách giáo khoa đã hoàn tất. Đài Loan đang chuẩn bị đội ngũ giáo viên để thực hiện việc này.

Trước đó, báo Người tiêu dùng đưa tin, ngành Giáo dục Đài Loan đang có một bước đi táo bạo và khác lạ. Bắt đầu từ năm 2019, tại các trường học có phụ huynh là người nhập cư từ Đông Nam Á, ngôn ngữ mẹ đẻ của các bạn sẽ trở thành môn học bắt buộc.

Ở Đài Loan, học sinh phải học tiếng Quan Thoại, tiếng Anh, và tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, các thứ tiếng mẹ đẻ bắt buộc phải dạy trong trường hiện mới chỉ giới hạn ở thứ tiếng địa phương của Đài Loan là Mân Nam và Khách Gia, cùng một số ngôn ngữ sắc tộc thiểu số khác.

Từ năm 2019, các trường sẽ phải dạy bảy ngôn ngữ của vùng Đông Nam Á, gồm tiếng Việt, Indonesia, Thái, Myanmar, Malaysia, Philippines và Campuchia. L‎ý do là bởi cứ 10 đứa trẻ đi học ở Đài Loan thì có một bé có phụ huynh là người nhập cư, rất nhiều trong số đó là phụ nữ Đông Nam Á lấy chồng Đài Loan.

Trao đổi với báo Tuổi trẻ, bà Âu Quý Hy - bí thư giáo dục Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM., việc đưa tiếng Việt vào giảng dạy cho học sinh sẽ bắt đầu từ lớp 3 của bậc tiểu học. "Hiện nay, sách giáo khoa để giảng dạy tiếng Việt cho học sinh ở Đài Loan đã cơ bản hoàn tất. Sách này do các trung tâm nghiên cứu về Việt Nam, khoa Việt Nam học ở các trường đại học tại Đài Loan biên soạn. Chúng tôi cũng đang thúc đẩy hợp tác, trao đổi giữa các trường sư phạm của Đài Loan và Việt Nam để chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho việc giảng dạy này".

Minh Anh (tổng hợp)

 

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Dạy tiếng Việt ở Đài Loan: Đưa Thạch Sanh, múa rối vào giờ học tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.