Để đạt điểm 10 môn Văn, cần nhiều hơn một nguồn cảm xúc mãnh liệt

Thu Trà
Học Văn không thể chỉ dựa theo lý thuyết mà còn cần dùng trái tim để cảm nhận và dùng tất cả sự kiên nhẫn của bản thân để rèn luyện.

Phần lớn học sinh quan niệm rằng không dễ đạt điểm cao ở môn văn vì nó thiên về năng khiếu, cảm xúc, thậm chí là ủy mị, ướt át… Nhưng cần phải thấy rằng văn cũng là một môn khoa học. Thực tế là có nhiều người học giỏi các môn tự nhiên song vẫn học rất tốt môn văn. Vậy phải chăng quan trọng không chỉ ở năng khiếu, xúc cảm, mà còn ở cách học?

Theo nhà giáo Hoài Thanh, từng dạy tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), học Văn cần một quá trình rèn luyện lâu dài. Để đạt điểm cao môn này, bên cạnh những tố chất sẵn có, người học cần có tinh thần tự giác học hỏi và nguồn cảm xúc mãnh liệt.

Để đạt điểm 10 môn Văn, cần nhiều hơn một nguồn cảm xúc mãnh liệt  - Ảnh 1
Nam sinh điểm 10 Văn tốt nghiệp 2021

Chia sẻ với cơ quan báo chí, nhà giáo Hoài Thanh cho biết, cô không thể giấu nổi niềm vui và hạnh phúc khi từng học trò gọi điểm báo điểm các môn trong kỳ thi THPT vừa qua.

"Điều khiến tôi tự hào hơn cả là điểm môn Ngữ văn rất cao. Thật kỳ diệu khi tỷ lệ học sinh đạt điểm 9 trở lên ở môn thi này chiếm tới 40% - một thành tích mà khó nơi nào sánh được".

Theo nhà giáo này, môn Ngữ văn ở Hà Nội có điểm số cao nhất là 9,75 thì lớp Văn mà cô phụ trách, điểm tập trung đa số ở vùng điểm cao và có rất nhiều em đạt ngưỡng điểm từ 8,5 đến 9,75.

"Mặc dù số lượng học sinh lớp tôi rất đông nhưng tỷ lệ đạt từ 8,0 trở lên lại chiếm tới 90%. Song, điều khiến tôi tiếc nuối nhất là Hà Nội không có em nào đạt điểm 10 môn Văn" - cô Hoài Thanh chia sẻ. 

Để đạt điểm 10 môn Văn, cần nhiều hơn một nguồn cảm xúc mãnh liệt  - Ảnh 2
Cô giáo Hoài Thanh.

Trải qua khó khăn trước khi gặt "trái chín"

Theo cô Thanh, những điểm số cao môn Ngữ Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chính là "trái ngọt" minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng của cả cô và trò. Trước khi gặt "trái chín", cô và các em học sinh đã trải qua một thời kỳ đầy khó khăn.

Cô Thanh cho biết, Ngữ văn là một môn học quan trọng trong trường phổ thông. Không chỉ giúp học sinh nắm được các kỹ năng cảm thụ văn học, viết bài, nhận thức được sự giàu đẹp của tiếng Việt; môn học này còn giúp định hướng nhân cách, lối sống có ước mơ, hoài bão cho thế hệ học trò.

Tuy nhiên, trên thực tế, dù là môn thi chính nhưng phần lớn người học chưa coi trọng; luôn học sao chép, thiếu máy móc. Theo nhà giáo này, sự nhàm chán của học sinh với môn Văn cũng do một phần giáo viên chưa thực sự khơi dậy sự rung động trong trò.

Để đạt điểm 10 môn Văn, cần nhiều hơn một nguồn cảm xúc mãnh liệt  - Ảnh 3
Ảnh minh họa

Học Văn chính là hành trình của sự nỗ lực

Tuy nhiên, sự nỗ lực nào rồi cũng được đền đáp một cách xứng đáng. Điều khiến cô Thanh bất ngờ và hạnh phúc hơn cả đó chính là điểm 9,25 Ngữ văn đến từ cô trò nhỏ Đặng Thị Kim Ngân (lớp 12d2 Trường THPT Hoài Đức A).

"Ngân đã làm tôi vô cùng bất ngờ. Trong ấn tượng của tôi, ngày mới vào lớp, Ngân là một cô bé nhút nhát, sợ mọi thứ, luôn "co" mình vì lực học yếu kém. Thậm chí, em còn không dám nghĩ mình sẽ đỗ đại học.

Tuy nhiên, bằng trái tim phi thường, Ngân đã bước vào ngưỡng cửa Đại học" - cô Thanh chia sẻ.

Bên cạnh Kim Ngân, cậu học trò Lê Hoàng Hà (chuyên Anh Nguyễn Huệ) cũng khiến cô Hoài Thanh không khỏi tự hào khi đạt điểm 9 môn Văn và tổng số điểm 28,00 cho 3 môn thi khối D.01.

Theo cô Thanh, học Văn chính là một hành trình của sự cố gắng. Nói về học sinh được điểm 10 môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, cô Hoài Thanh nhận xét: "Học sinh đó thường có sự say mê yêu thích văn chương. Những bạn này thường có yếu tố sáng tạo, độc đáo trong viết văn, có sự hiểu biết về lý luận văn học".

Để đạt điểm 10 môn Văn, cần nhiều hơn một nguồn cảm xúc mãnh liệt  - Ảnh 4
Ảnh minh họa

Từ những kinh nghiệm của người trong nghề, qua việc tìm hiểu bài làm và tâm sự của những chủ nhân điểm 10, có thể khẳng định 3 nhân tố quan trọng để có bài văn 10 điểm, đó là: Niềm đam mê, phương pháp học và cách thể hiện. Đặc trưng của môn văn là ở sự biết dung hòa, kết hợp giữa lý trí và cảm xúc. Nếu quá chú trọng cảm xúc bài làm sẽ không có chiều sâu, thiếu trí tuệ. Ngược lại, thiếu cảm xúc bài làm sẽ khô khan, ít thuyết phục. Một bài làm tốt là bài làm khi có đủ trí tuệ trong một cảm xúc đạt đến độ chín muồi. Say mê là để đạt cảm xúc, có phương pháp học là để tích lũy trí tuệ và khi làm bài thi là thể hiện nó trên văn bản. 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Để đạt điểm 10 môn Văn, cần nhiều hơn một nguồn cảm xúc mãnh liệt tại chuyên mục Tuyển Sinh - Du Học của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tuyển Sinh - Du Học khác