Đón xem mưa sao băng Lyrids cực đại trên bầu trời Việt Nam đêm nay

Bảo Bối
Lyrids là trận mưa sao băng đầu tiên mà lịch sử loài người ghi nhận: tận 2.500 trước, trong cổ văn Trung Quốc.

Mưa sao băng Lyrids được lấy tên từ chòm sao Lyra - Thiên Cầm, cũng là nơi mà các ngôi sao băng như tuôn ra trên bầu trời. Theo định vị tại TP HCM bằng công cụ trên trang Time and Date, mưa sao băng Lyrids sẽ đạt đỉnh vào đêm 22, rạng sáng ngày 23/4.

Dự kiến trong năm nay sẽ có khoảng 18 ngôi sao băng xuất hiện mỗi giờ trong đêm cao điểm. Trận mưa ánh sáng này đã bắt đầu xuất hiện với tần suất yếu từ ngày 14/4 và dự kiến sẽ biến mất hẳn sau ngày 30/4. Đêm đỉnh điểm của nó thường rơi vào đêm 21 hoặc 22/4, tùy theo múi giờ của mỗi quốc gia.

Đón xem mưa sao băng Lyrids cực đại trên bầu trời Việt Nam đêm nay - Ảnh 1
Vị trí phát ra mưa sao băng trên bầu trời - Ảnh: SKY&TELESCOPE

Đây là một cơn mưa sao băng nhỏ so với những mưa sao băng khác trong năm, bởi vậy bạn sẽ cần một chút chú ý khi quan sát nó. Để xem sao băng tốt nhất, cần để mắt làm quen với bóng tối 15-20 phút và chọn nơi thoáng đãng để thưởng thức.

Điểm phát ra mưa sao băng nằm giữa chòm sao Thiên Cầm hình chiếc đàn và Vũ Tiên (Hercules), hình người anh hùng Hercules trong thần thoại Hy Lạp.

Theo tờ Space, mưa sao băng Lyrid có nguồn gốc từ sao chổi Thatcher, được phát hiện bởi nhà thiên văn nghiệp dư người New York (Mỹ) A.E.Thatcher vào năm 1861. Sao chổi này quay quanh Mặt Trời mỗi 415 năm. Tháng tư hàng năm, Trái Đất đi qua chiếc đuôi đầy đá bụi của sao chổi. Đá bụi va chạm với bầu khí quyển, bốc cháy thành sao băng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đón xem mưa sao băng Lyrids cực đại trên bầu trời Việt Nam đêm nay tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác