Học bài thâu đêm: Hại nhiều hơn lợi!

Phan Thoa
Nhiều bạn cho rằng đêm khuya yên tĩnh sẽ học hiệu quả hơn, nhưng thực tế việc thức khuya, ngủ không đủ giấc làm giảm khả năng hoạt động của não bộ, từ đó hiệu suất học tập sẽ giảm.

L.Linh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Sau một thời gian tập thức đêm để học mình đã không thể chịu nổi. Sáng thức dậy đầu đau như búa bổ vì đêm qua chỉ ngủ có 4, 5 tiếng, ban ngày lại đi học từ sáng cho tới chiều tối, rồi đêm lại thức khuya. Được một thời gian thì cơ thể mình suy nhược trông thấy nên phải chuyển sang chiến lược học tập khác chứ cứ thức đêm như vậy chắc có ngày mình kiệt sức mất”.

M.Phương (Phan Đình Phùng, Hà Nội) nói: “Bố mẹ và gia đình rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình do mình thường phải thức đêm học bài, nhưng biết làm thế nào, thời gian học chính, học thêm kín hết cả ngày rồi. Nếu không thức đêm để hoàn thành xong thì mai tới lớp kiểm tra bài không đủ lại bị thầy cô phạt. 

Nhiều người khuyên mình nên ngủ sớm, sáng dậy sớm học sẽ hiệu quả và khỏe hơn nhưng không phải ai cũng làm được vậy. Thức đêm thì dễ chứ dậy sớm thì khó hơn nhiều, vừa học vừa ngáp sẽ rất mệt mỏi nên mình đành phải thức thôi chứ biết làm thế nào. Mong là sớm vào đại học để thoát khỏi cảnh ôn thi cực nhọc này”.

Tri thức trực tuyến còn cho biết, Nhiều bạn để có thể thức đêm học còn sử dụng cà phê, nước chè đặc… lâu dần sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Tới lớp trong tình trạng mệt mỏi, uể oải do thiếu ngủ, trong lớp nghe giảng nhưng đầu óc cứ để đâu đâu, buồn ngủ dẫn tới không tập trung vào bài giảng nên không hiểu và nắm được bài… Bên cạnh đó, áp lực thi cử cùng số lượng bài vở quá nhiều khiến cho các bạn học sinh  trong mùa thi phải tranh thủ học ngày học đêm. Tuy nhiên, việc thức quá khuya, thâu đêm để học không những không mang lại hiệu quả cao trong kỳ thi, mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tinh thần và thể chất của các sĩ tử.

Nhiều học sinh/sinh viên cho rằng học thâu đêm là một biện pháp hữu hiệu để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ được đăng trên Tạp chí Live Science đã chứng minh rằng, những người thiếu ngủ thường xuyên có các biểu hiện nhớ sai và nhầm lẫn nhiều hơn bình thường. Kết quả phân tích cho thấy, những người thiếu ngủ thường có biểu hiện như nhầm lẫn thực tế với tưởng tượng… Hiện tượng tâm lý này thường xuất hiện khi não bộ của người tiếp nhận sự kiện từng xảy ra trong quá khứ theo một hướng khác, đồng thời đưa ra hình ảnh hoặc thông tin về những điều chưa xảy ra.

Một nghiên cứu khác, khảo sát 120 sinh viên của Trường đại học St.Lawrence (Mỹ) cho thấy, những sinh viên học cả đêm lại có điểm trung bình thấp hơn những người không thường xuyên thức để học suốt đêm. Mặc dù điểm trung bình của nhóm không thức khuya là 3,2 so với 2,95 của sinh viên học thâu đêm suốt sáng không phải là sự khác biệt lớn, nhưng PGS. Thatcher - người nghiên cứu chính cho rằng: Không ai có thể suy nghĩ sáng suốt và mạch lạc lúc 4 giờ sáng và những người thiếu ngủ thường có điểm số thấp hơn người được ngủ đủ. Thời gian ngủ ngắn chắc chắn ảnh hưởng đến khả năng tập trung và do vậy, ảnh hưởng đến thành tích trong các kỳ thi. Và suy giảm trí nhớ là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động của não bộ. Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác. Thông thường một ngày cần 8 giờ nghỉ ngơi giúp khôi phục hoạt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Vì vậy, cho dù các bạn học sinh có căng thẳng bài vở đến đâu thì cũng cần thu xếp thời gian thích hợp để làm việc dưới ánh đèn vào buổi tối không nên quá 2 giờ.

Theo báo Thanh niên, đừng nên học  một cách bất chấp: “Đầu tiên, thật đáng mừng khi các bạn hiểu được tầm quan trọng của việc học tập và dành nhiều thời gian cho nó. Nhưng dành nhiều thời gian không có nghĩa rằng chúng ta học một cách bất chấp. Chữ bất chấp ở đây là tôi muốn nhấn mạnh việc các bạn trẻ gần như đều biết được tác hại của việc thức đêm và bắt cơ thể hoạt động quá sức, nhưng vẫn bỏ qua những nguy cơ đó”. Thạc sĩ tâm lý giáo dục Chế Dạ Thảo (giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM)

Nhiều bạn cho rằng đêm khuya yên tĩnh sẽ học hiệu quả hơn, nhưng thực tế việc thức khuya, ngủ không đủ giấc làm giảm khả năng hoạt động của não bộ, từ đó hiệu suất học tập sẽ giảm. Ngoài ra, khi các bạn thức đêm thường sử dụng cà phê, mà trong cà phê có chứa caffeine, một chất có tính kích thích. Liều cao caffeine sẽ làm tăng cảm giác lo lắng, bồn chồn, nhức đầu và chóng mặt. Caffeine có thể ảnh hưởng lên giấc ngủ, khả năng tập trung và có thể tác động đến nhịp tim. Bên cạnh đó, việc thức khuya sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như giảm đáp ứng miễn dịch, giảm khả năng tạo kháng thể của cơ thể, tăng biến cố tim mạch và bệnh tim mạch, đặc biệt là tăng nguy cơ béo phì và nguy cơ ung thư. Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên (Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM).
 
Minh Anh (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Học bài thâu đêm: Hại nhiều hơn lợi! tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc

Sáng ngày 16/8, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (TP. Hải Phòng), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ khai mạc Vòng chung kết Festival tiếng Anh toàn quốc với sự góp mặt 272 gương mặt thí sinh ưu tú.

Thiếu nhi Thái Nguyên hướng về biển, đảo Tổ quốc

Năm 2024 là năm thiếu nhi cả nước hào hứng đón chờ nhiều hoạt động để kỷ niệm các ngày lễ lớn và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như: kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/52024), kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).