Hương vị Tết xưa

ngochiep
Vẫn hoa đào, bánh chưng, trẻ em diện quần áo mới... song giờ đây, hương vị ngày Tết dường như không còn đậm đà như thời ông bà còn trẻ.

Nếu như nhắc đến Tết Việt, ai ai cũng thường nhớ tới hoa mai hoa đào, nhớ tới bánh chưng bánh tét, thì cũng không ít người khó quên đi làn hương ấm áp của mùi già.

Hương mùi già đẹp cả về phong vị lẫn tinh thần trong văn hóa Tết xưa của người Việt. Đặc biệt đối với những người con ở làng quê Bắc Bộ.

Chiều 30 tháng Chạp, các bậc cao niên thường dặn con cháu trong nhà ra chợ mua lá mùi già để tắm. Theo những lý giải dân gian truyền lại, tắm lá mùi già ngày cuối năm sẽ giúp xua tan đi những bụi trần năm cũ, giúp tinh thần thanh thản hơn đón năm mới về.

Chính vì vậy, hương mùi già phảng phất cánh mũi trẻ thơ là dấu hiệu ngày Tết đã về. Hương mùi đẹp tựa người thiếu nữ mong manh, vươn cánh tay thơm mướt kéo Tết xuân về nhà.

Hương mùi già ngày Tết xưa chỉ trở về khi tinh thần ta trở nên thanh thản, khi những lo toan tất bật của cuộc sống hàng ngày tạm lắng quên đi, nhường chỗ cho ấm áp đoàn viên và tình thương ngày Tết.

Trong những thời điểm như vậy, lựa chọn những túi thơm có hương mùi già như “Túi thơm Thảo dược Hạt mùi – Tết Xưa” sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho mỗi người.

Có hương mùi thơm thoảng trong phòng, tức lòng ta bớt đi bao ưu phiền, lắng đi những chuyện buồn trong năm cũ, tâm trí ta thanh thản hơn, đón tân niên ấm áp hơn bên hương vị gia đình…

Còn một thứ mà không thể không nhắc đến, dù bây giờ nó đã là một phần của thời gian, ấy là tiếng pháo.

Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là “lễ hội chơi hoa”. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình.

Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ.

Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hồng tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xưa, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người.

Ngọc Hiệp (tổng hợp)

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hương vị Tết xưa tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.