Khoa học “bó tay” trước sự sụp đổ bí ẩn của vương quốc chim cánh cụt lớn nhất thế giới

Huệ Anh
Mặc dù khoa học đã rất phát triển nhưng vẫn còn vô vàn bí ẩn của thiên nhiên chưa thể giải đáp. Trong đó, sự sụp đổ của vương quốc chim cánh cụt lớn nhất thế giới vẫn là một ẩn số đối với các nhà khoa học.

Vương quốc sụp đổ một cách bí ẩn trong vài chục năm

Vương quốc của loài chim này là hòn đảo nằm gần Nam Cực, thuộc Ấn Độ Dương và được con người đặt tên là Île aux Cochons. Nhưng hòn đảo này bị “chiếm lĩnh” bởi cả triệu con chim cánh cụt vua (King Penguin) nên nó còn được biết tới với cái tên Vương quốc chim cánh cụt.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn không biết tại sao vương quốc chim cánh cụt lớn nhất thế giới lại sụp đổ. Năm 1980, quốc đảo này có tới 2 triệu thành viên (bao gồm 500.000 cặp trong đội tuổi sinh sản) nhưng nay chỉ còn vỏn vẹn 60.000 cặp chim.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Chizé (CNRS – Pháp) đã sử dụng dữ liệu vệ tinh có độ phân giải cao từ năm 2005 và các hình ảnh được trực thăng chụp từ năm 1982 – 1988 để nghiên cứu. Kết quả cho thấy, lượng chim ở đây đã sụt giảm tới 88% – mất đi 1/3 trong tổng số chim cánh cụt vua trên phạm vi toàn thế giới.

Để ước tính kích thước hiện tại của vương quốc, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu đường biên của đảo và diện tích bao phủ của thảm thực vật. Nguyên nhân là do chim cánh cụt vua chỉ sống tại những khu vực phẳng, hơi dốc và không có cây cối với tỷ lệ 1,6 – 2,2 con/m2.

Thảm thực vật lấn dần từ năm 1982

Kể từ những năm 1980, thảm thực vật ở đây phát triển mạnh và lấn chiếm dần đất sống của loài chim này. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự sụp đổ của vương quốc lừng lẫy này.

Nhưng điều này thực sự rất lạ bởi các quần thể chim cánh cụt sống gần đó lại không hề bị suy giảm. Ở khu đảo  Île de la Possession, “dân số” ở đây gần như giữ nguyên số lượng kể từ năm 1960. Còn các khu đảo Marion hay Kerguelen còn có sự gia tăng “dân số”.

Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng sự suy giảm này bắt nguồn từ bản thân loài chim cánh cụt vua ở đảo chứ không phải hiện tượng toàn cầu, cũng không liên quan tới quá trình biến đổi khí hậu.

Vậy lý do thực sự là gì?

Giả thiết đầu tiên là sự kiện phân cực vào năm 1997 ở Ấn Độ Dương. Khi đó bề mặt đại dương tại đảo nóng lên làm chim cánh cụt khó tìm được thức ăn và ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh sản.

Giả thiết thứ hai là sự di cư. Chim cánh cụt vua rất gắn bó với nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. Chúng sẽ kết đôi và sống mãi ở quê hương mình. Nhưng theo hình ảnh vệ tinh vào năm 2005 thì có một quần thể đã di chuyển ra gần bở biển – khu vực chúng chưa từng sống. Nhưng số lượng di cư này quá nhỏ nên không thể làm biến mất một lượng lớn chim cánh cụt.

Giả thiết thứ ba là tác động của các loài vật khác. Chẳng hạn như mèo hoang, chuột,... đã ảnh hưởng tới sự phát triển của “loài chủ nhà”. Cụ thể, bọ chét trên chuột gây ra dịch bệnh trên diện rộng. Tuy nhiên, dịch bệnh tương tự trên đảo Marion vào năm 1990 cũng đã xảy ra nhưng không để lại hậu quả gì quá lơn.

Giả thiết thứ tư là thảm hoạ thiên nhiên. Nhưng trên thực tế không có bằng chứng nào về sự hoạt động của núi lửa hay sóng thần tại khu vực này.

Kết luận của các nhà khoa học

Theo các chuyên gia, việc tìm nguyên nhân vô cùng khó khăn bởi đã quá lâu rồi khoa học không tiếp cận hòn đảo này. Lần gần nhất mà họ tới đây vào năm 1982. Bởi vậy một chuyến đi thực tế là điều cần thiết nếu muốn có lời giải đáp cho câu chuyện bí ẩn này.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Khoa học “bó tay” trước sự sụp đổ bí ẩn của vương quốc chim cánh cụt lớn nhất thế giới tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

Khách mời đám cưới tỷ phú Jeff Bezos ăn bánh gì?

Trong đám cưới xa hoa trị giá gần 50 triệu USD của tỷ phú Jeff Bezos và Lauren Sánchez, diễn ra vào cuối tháng 6 tại Venice (Italy), tiệm bánh ngọt Rosa Salva, một biểu tượng ẩm thực với gần 150 năm lịch sử đã vinh dự được lựa chọn để cung cấp bánh quy làm quà cảm ơn cho khách mời.