Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Trong nghị định nêu rõ mức học phí đối với giáo dục đại học từ năm học sắp tới đến năm học 2025 - 2026 như sau:
Đối với các trường công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khối ngành Y, Dược là 1,43 triệu đồng/sinh viên/ tháng
Đối với các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khối ngành Y, Dược, sức khỏe cao nhất là 5,05 triệu đồng/sinh viên/tháng.
Hiện tại học phí của một số trường Y, Dược như sau:

Theo đó lộ trình tăng học phí, mức trần theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP ở các trường Y, Dược chưa tự chủ như sau:
Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 |
1.430.000 | 2.451.000 | 2.760.000 | 3.110.000 | 3.500.000 |
Các trường chưa tự chủ, mức trần học phí của nhóm ngành sức khỏe như sau:
Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 |
1.430.000 | 1.850.000 | 2.090.000 | 2.360.000 | 2.660.000 |
Cụ thể hơn, các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên có mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí nêu trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư có mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí nêu trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học
Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ GD-ĐT quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, trường đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó.
Mức học phí được quy định sẽ dựa trên cơ sở định mức mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành và phải được công khai giải trình với học viên và xã hội.
Học phí mới được áp dụng từ 15/10/2021.