Làm gì khi xảy ra va chạm giao thông?

Chu Hải
TNTP - Thật khó có thể đưa ra một câu trả lời chính xác 100% cho mọi tình huống nhưng bí quyết chung là: Bình tĩnh, hạn chế nóng giận, giảm bớt “cái tôi” để sự việc không đi quá xa và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc khác.

Sau đây là một tình huống tớ gặp trên đường…

Mấy bạn học sinh sử dụng xe đạp điện, không biết do phóng nhanh vượt ẩu hay mải nói chuyện và thiếu quan sát mà tông thẳng vào đuôi một chiếc ô tô đang di chuyển phía trước. Chú lái xe lập tức phanh lại giữa đường và nhảy xuống xe. Thay vì quan sát xem có ai bị thương hay gặp nguy hiểm tính mạng thì chú căng mắt nhìn thật kỹ từng xăng-ti-mét xem chiếc xe có bị xây xước hoặc hư hỏng gì không?

Sau khi phát hiện vết xước sơn, chú nổi nóng quay sang quát mấy “thủ phạm”: “Chúng mày đi đứng kiểu gì thế? Hỏng m… nó xe của tao rồi! Bây giờ thế nào? Chúng mày có đền được không?”.

Mấy bạn nhà mình cũng chả kém cạnh: “Tại chú phanh gấp đấy chứ! Chúng cháu xử lý không kịp nên mới thế”.

- Đ.M… lại còn cãi cố. Đây là xe của công ty tao. Tao về giải thích với ông giám đốc thế nào đây?!

- Chú đưa xe ra garage sửa là xong…

- Thế ai chi tiền?...

Tắc đường và tai nạn giao thông là vấn đề nóng hiện nay tại các đô thị lớn (Ảnh chỉ có tính chất minh họa cho bài viết!).

Cuộc tranh cãi không có hồi kết mặc cho cả đoạn phố đang trong giờ tan tầm tắc cứng, tiếng còi xe xin đường của các phương tiện khác liên tục vang lên, những tiếng la ó khắp nơi. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi chú cảnh sát giao thông xuất hiện và yêu cầu hai bên cùng di chuyển phương tiện vào lề đường để giải quyết…

… Mới đây trên một diễn đàn mạng xã hội về giao thông có phản ánh một số tình huống rất đáng để chúng ta suy nghĩ và học tập:

Hai chiếc ô tô 4 chỗ va chạm ở ngã tư. Thay vì cãi vã, cả hai chú tài xế đã di chuyển xe vào lề đường rồi xuống bắt tay nhau, xem xét thiệt hại để cùng nhau thỏa thuận khắc phục. Chưa biết kết quả thế nào nhưng đây là một tình huống xử lý rất đẹp và có văn hóa.

Một cậu bạn học sinh do vội đi học đã vô tình làm gãy chiếc gương ô tô đậu bên đường. Qua sát không thấy chủ xe bên trong, thay vì bỏ đi, cậu chủ động để lại mảnh giấy ghi rõ tên tuổi, địa chỉ kèm theo lời xin lỗi và đề nghị được bồi thường. Cái kết của câu chuyện này thật bất ngờ, chủ chiếc xe sau đó đã gọi điện mời cậu bé trung thực đi… ăn kem, đồng thời “xí xóa” luôn khoản bồi thường chiếc gương gãy khi biết cậu có ý định “đập lợn đất”.

Xét cho cùng, phương tiện di chuyển cũng chỉ là đồ vật. Tính mạng con người mới cần ưu tiên hàng đầu! Dù thế nào thì khi xảy ra va chạm, mỗi bên cũng cần bình tĩnh, có thái độ tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau giải quyết hợp tình, hợp lý thì “việc dữ hóa lành”, mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp!

Nếu gặp phải tình huống trên bạn sẽ xử lý như thế nào? Hy vọng bạn có cách giải quyết tối ưu nhất! Chúc các bạn tham gia giao thông đúng luật và an toàn!

Huy Hoàng

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Làm gì khi xảy ra va chạm giao thông? tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.