Làm sao để viết được một mở bài hay cho môn Ngữ Văn?

Nguyễn Nhật Linh
Đầu xuôi thì đuôi khắc lọt, viết được mở bài hay thì kiểu gì thân bài cũng chỉ là chuyện nhỏ thôi!

Khó nhất khi phải viết một bài tập làm văn đối với bạn là gì? Chính là viết mở bài đó! Nhiều khi cứ cắn bút mãi mà không thể viết được một câu nào - điều này chắc chắn ai cũng từng trải qua rồi này. Đầu xuôi thì đuôi khắc lọt, nếu biết cách để viết một mở bài hay thì kiểu gì thân bài cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi! Tham khảo những gợi ý dưới đây xem sao:

1. Muốn viết được mở bài hay, phải viết mở bài đúng cái đã!

Mở bài là gì nào? Chính là phần đặt vấn đề cho toàn bộ bài văn, thế nên trước khi nghĩ ra mở bài nào đó thật bay bổng, trau chuốt và độc đáo, cứ tập trung vào việc nêu được vấn đề đi đã. Bạn có thể nêu vấn đề trực tiếp hoặc gián tiếp, đơn giản hay sáng tạo ra một mở bài sáng tạo - gì cũng được - miễn là đừng quá lan man, sáo rỗng mà không nhắc được trọng tâm vấn đề.

2. Chú ý cách mở bài khác nhau với mỗi kiểu bài

Bài văn nghị luận, hay văn phân tích, cảm thụ... mỗi kiểu bài đều cần có một cách mở bài khác nhau để đúng và hay. Sau khi xác định được vấn đề cần đề cập tới, và kiểu bài cần triển khai, bạn hãy chọn một cách mở bài đáp ứng được 2 yêu cầu đó. Dẫn dắt như thế nào để vừa ra được vấn đề, lại không bị sai dạng bài.

Một số ví dụ:

- Với nghị luận xã hội: Không nên đi thẳng trực tiếp vào vấn đề nghị luận vì rất dễ bị khô khan, hãy liên hệ từ những hiện tượng xã hội hoặc danh ngôn/ triết lý có liên quan, đi từ rộng đến hẹp, khái quát đến cụ thể... Cách này tuy phổ biến nhưng luôn đạt được hiệu quả.

- Với nghị luận văn học: Đi từ đề tài, chủ đề; rồi tới tác phẩm (thông thường sẽ khẳng định đó là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất, ý nghĩa nhất với đề tài này); sau đó đề cập tới đoạn văn/ đoạn thơ/ vấn đề cần nghị luận.

Đối với kiểu bài phân tích đoạn văn, thơ, việc quan trọng nhất cần làm chính là khái quát được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn đó.

Còn với đề bài yêu cầu so sánh 2 đoạn văn/ đoạn thơ, hãy đi từ điểm chung của 2 tác phẩm (chủ đề, đề tài, thời kỳ,...), sau đó khéo léo đề cập đến đối tượng cần phân tích. Có một điểm các bạn nên lưu ý là cố gắng đừng viết mở bài quá dài đối với yêu cầu này.

Một dạng bài hay gặp nữa là đề bài sẽ dẫn một đoạn văn/ đoạn thơ dài, rồi đưa ra yêu cầu. Nhiều bạn phạm phải lỗi sai là trích nguyên văn đoạn văn đó vào phần mở bài, vừa tốn thời gian lại rất ít được điểm. Nên nếu gặp dạng bài này, hãy dẫn dắt bằng cách khái quát nội dung của đoạn văn bản đó. Việc này đòi hỏi khả năng phân tích nhanh và nắm được nội dung.

3. Nếu có thể, hãy cứ sáng tạo theo cách của mình

Chỉ cần đảm bảo được việc đặt ra vấn đề, và đặt đúng vấn đề, còn lại thì cứ thoải mái sáng tạo và để lại dấu ấn cho người đọc thôi. Giữa hàng chục cái mở bài ai cũng theo công thức giống nhau, chỉ cần thêm một chút mới mẻ, phá cách là bạn đã ăn điểm. Ngữ văn mà, không bao giờ giới hạn sự sáng tạo của bạn đâu!

Theo kenh14

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Làm sao để viết được một mở bài hay cho môn Ngữ Văn? tại chuyên mục Cách Học Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cách Học Hay khác

Văn hóa đọc là chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn

Chiều 31/01, trường TH Trần Phú, TP Hà Tĩnh tổ chức ngày “Hội sách Tết Giáp Thìn 2024”, tại buổi lễ các bạn được trải nghiệm nhiều hoạt động thiết thực như: Kể chuyện theo sách, giới thiệu về các mô hình thư viện ngoài trời theo từng chủ đề khác nhau, tham quan các gian trưng bày triển lãm sách...

Chắp cánh ước mơ khoa học

Các bạn nhỏ yêu thích máy tính và lập trình trên toàn quốc đã cùng nhau tỏa sáng tại cuộc thi Coding Olympic Vietnam do iGroup MangoSTEEMS Việt Nam phối hợp cùng Báo Thiếu Nhi niên Tiền Phong và Nhi đồng tổ chức.

Nhiều ứng dụng hữu ích từ mô hình STEM

STEM là mô hình giáo dục tiên tiến, tích hợp nhiều môn học và kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện. Hiện nay, mô hình giáo dục STEM được triển khai, tập huấn, nhân rộng trong nhà trường ngày càng nhiều.