Lắng nghe và chia sẻ với đàn em thân yêu

Thanh Huyền
TNTP - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với vai trò đầu tầu luôn lắng nghe và là cầu nối giúp đỡ các bạn nhỏ thực hiện quyền tham gia, thể hiện ý nguyện của các bạn đến với các cơ quan có thẩm quyền.

Trước thực trạng các vấn đề diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em, đòi hỏi các cán bộ đoàn, đoàn viên phải luôn đổi mới tư duy, tích cực triển khai các hoạt động và định hướng đưa trẻ em đến gần hơn với quyền tham gia, đảm bảo lợi ích của các bạn nhỏ.

Tại Ðiều 77, Chương V của Luật Trẻ em năm 2016 chỉ rõ: “T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em, với nhiệm vụ thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em, chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết”.

Tại Hội nghị triển khai nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI về công tác phụ trách Đội và Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục Thiếu niên, Nhi đồng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong nhấn mạnh, công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng là một trong những nhiệm vụ công tác lớn, quan trọng của tổ chức Đoàn. Để thu hút thiếu nhi tham gia các hoạt đông, theo anh Lê Quốc Phong, các chương trình, hoạt động cần cụ thể, thiết thực, gần gũi, giải quyết được vấn đề thiết thân của thiếu nhi. Cần lắng nghe trẻ em trong tổ chức các mô hình, hoạt động để đáp ứng nhu cầu của trẻ em. Phải có sự điều chỉnh để các hoạt động phong trào thực sự lan tỏa. Với ưu thế hoạt động rộng, đi sâu và luôn sát cánh cùng thiếu nhi Việt Nam, cùng với vai trò tiên phong, xung kích của những người Đoàn viên, các cấp bộ Ðoàn, nhất là hệ thống cán bộ đoàn tại các khu dân cư, trường học chủ động tiếp xúc, lắng nghe, tổng hợp ý kiến của các em ngay tại địa phương đang sinh sống để xây dựng thành một phần của các chương trình sinh hoạt đoàn tại cơ sở... Ngay tại những câu lạc bộ, đội, nhóm cho thanh, thiếu nhi sẵn có hiện nay, các thủ lĩnh thanh niên có thể phối hợp các chuyên gia, tổ chức xã hội uy tín và lồng ghép, tăng cường sự xuất hiện của cha mẹ các em tại các buổi sinh hoạt này, nhằm tăng cường sự quan tâm, lắng nghe, quản lý và giáo dục đa chiều giữa trẻ em với gia đình, xã hội và tổ chức đoàn thanh niên...

Để thực hiện nhiệm vụ tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em, các “Hội đồng trẻ em” cần nâng cao tính hiệu quả, tập hợp được ý kiến của các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mà không chỉ các em có điều kiện tốt. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường để trẻ em nói lên tiếng nói của mình, không có sự tác động của người lớn vào ý kiến của trẻ em. Theo Luật trẻ em 2016, trẻ em có quyền tham gia các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Vì thế, việc lấy ý kiến trẻ em vào các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch cần được tổ chức hiệu quả, phù hợp với tâm lý thiếu nhi, có ý kiến tiếp thu và giải trình phản hồi cụ thể trở lại với thiếu nhi – chị Nguyễn Phạm Duy Trang - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương chia sẻ.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Lắng nghe và chia sẻ với đàn em thân yêu tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Miền Bắc tái diễn nồm ẩm kéo dài

Từ nay đến ngày 21/3, miền Bắc vẫn kéo dài tình trạng mưa phùn sương mù. Độ ẩm tăng cao khiến nồm ẩm trở thành nỗi "ác mộng" của thời tiết Bắc Bộ.