Lịch sử, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

Lịch sử Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lịch sử Ngày Nhà giáo Việt Nam bắt nguồn từ việc thành lập một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ ở Paris (tháng 7/1946) lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).

Tới năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam là thành viên của FISE từ năm 1953. Trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Sau đó ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958.

Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất năm 1975, ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam.

Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11.

Ý nghĩa ngày 20/11

Ngày nhà giáo Việt Nam (còn gọi là ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là ngày lễ của ngành giáo dục, ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những nhà giáo, những thầy cô đã cống hiến tâm huyết và sức lực cho sự nghiệp trồng người.

Đã trở thành truyền thống, vào ngày 20/11, các thế hệ học trò lại bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô giáo của mình. Các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà nhỏ với giá trị tinh thần là chính cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngày Nhà giáo Việt Nam đã trở thành ngày lễ tốt đẹp, hoàn toàn phù hợp với truyền thống đạo lý, hiếu học của dân tộc ta.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Lịch sử, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Thủ tướng đồng ý nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2450/VPCP-KGVX ngày 12/4/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024.